Sâu bệnh của Lan hài ( Bài 10 )

Sâu bệnh của lan hài
CHƯƠNG II – NUÔI TRỒNG
PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG
Sâu bệnh của lan hài.
So với các loài lan khác, lan hài là một loài có đặc tính gần như miễn nhiễm với côn trùng và bệnh tật. Những người trồng lan chỉ cần chăm sóc chúng ở mức độ tối thiểu mà vẫn giữ được vẻ đẹp của hoa, sức khỏe của lá. Nhiệm vụ chính của người trồng lan hài là giữ cho cây lan tránh những ký sinh trùng và những kẻ thích ăn thịt bằng cách thường xuyên làm vệ sinh vườn lan. Làm sạch các tấm kính, các kệ để lan cùng với việc luôn làm vệ sinh nền nhà để hạn chế các côn trùng, kiến và nấm sinh sôi nảy nở. Các cây me đất và cỏ dại mọc trong các chậu cần phải làm sạch thường xuyên để loại bỏ những chỗ ẩn nấp của côn trùng. Loại bỏ những nơi có thể làm lây nhiễm vi khuẩn gây nên những rủi ro và tấn công những cây lan, làm thường xuyên như vậy sẽ giúp ta tiết kiệm thời gian, sức lực và chi phí trong cuộc chiến chống côn trùng. Vì thế, những nhà trồng lan hài thường phải thuê những công ty diệt côn trùng để luôn làm cho nhà kính của mình được hấp dẫn hơn và tiết kiệm nhân công hơn.
Tránh dùng các hóa chất diệt côn trùng chẳng những có lợi cho môi trường, mà còn có lợi cho sức khỏe người trồng. Tôi không thể quá nhấn mạnh tính khẩn cấp của những biện pháp phòng ngừa để tránh việc hít phải các hóa chất độc hại bám da thịt của người một cách không cần thiết. Dùng những quần áo và mặt nạ là điều cần nhắc nhở các bạn để chống lại những sự cố đối với những chất độc bị giam hãm trong không khí trong nhà kính. Cần phải tắm rửa ngay sau khi các bạn phun thuốc.
Các bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn ghi bên ngoài các chai thuốc để biết mức độ độc hại đối với con người, vật nuôi , đặc biệt là những hiểm họa ngay cả đối với một số cây trồng nào đó. Có những cây lan bị chết tức tưởi hoặc bị hư hại nghiêm trọng so dùng thuốc không đúng độc tố để diệt những ký sinh trên cây lan.
Ve. Những con nhện ve và thỉnh thoảng thấy những loài ve khác đã tấn công các cây lan hài. Bởi vì những con côn trùng 8 chân này cũng không khác mấy so với những con côn trùng khác, nhiều loại thuốc diệt côn trùng không có tác dụng gì đối với loại này. Hơn nữa, giống ve này đã phát triển tới mức giúp chúng miễn nhiễm với những chất diệt ve, rệp, vì thế, những người trồng lan đã chuẩn bị, nhất là những người sống ở những vùng có khí hậu ấm, cần dự trữ một số thuốc diệt ve, rệp. Những con côn trùng sinh sản nhiều và ngoan cố này đòi hỏi các nhà trồng lan một sự bên bỉ. Điều quan trọng là phát hiện chúng sớm và có những biện pháp đối phó thích hợp.
Các con ve nhện tràn vào quấy phá lúc ban đầu, nhưng không hoàn toàn chỉ là ban đầu mà còn trong suốt những tháng hè nóng. Những cá thể nhỏ bé sống ẩn mình ở mặt dưới của lá lan. Chúng xuất hiện một cách không dấu diếm trông như những chất bột hoặc như những hạt bụi màu đỏ, những con ve di chuyển không có gì bao bọc cho đến khi chúng tạo được những cái mạng lưới trên các lá lan và cho đến khi lá lan bị hủy hoại, chúng xuất hiện như những vệt màu bạc.
Phát hiện sớm và quan tâm đầy đủ để có chế độ định kỳ phun thuốc phòng ngừa là rất quan trọng, nếu việc đó trùng hợp với vòng đời của con ve thì càng hiệu quả. Tốc độ để chúng trưởng thành và tiếp tục sinh sản tùy thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ trên 22 oC, thời gian để các con mới nở đạt độ trưởng thành và lại đè trứng mất khoảng 3 ngày hoặc hơn kém một chút. Khoảng thời gian áp dụng việc phun thuốc là 3 ngày, nhưng còn phụ thuộc vào loại thuộc diệt rệp được xử dụng mỗi lần là gì, để đạt hiệu quả cao nhất. Chế độ dùng thuốc như vậy chắc chắn rằng thế hệ ve mới sinh ra sẽ bi tiêu diệt ngay khi chúng vừa mới ra đời. Phải cẩn thận vì thuốc diệt rệp tiếp xúc với mặt dưới của lá, và tụ lại rồi thâm nhập vào các kẽ giữa các lá chồng lên nhau do chúng xếp thành hình cái quạt. Tất cả các bề mặt, kể cả thành chậu và chất trồng cần phải tưới đẫm chất diệt rệp. Phun ít nhất hai lần hoặc hơn ngay khi nhìn thấy tình trạng bị xâm nhập bởi vì chỉ một cá thể ve được nhìn thấy thực sự có khả năng phát triển ra khắp các kệ trong vòng một tuần lễ. Hơn nữa, trứng của đám ve này lại không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ rệp, vì thế việc phun thuốc phải đúng vào thời điểm trứng vừa nở. Có một vài loại thuốc phân hủy chậm kể cả loại diệt khuẩn, vài loại trong số đó sẽ phóng thích mỗi khi cây đọng sương hoặc được tưới nước qua mỗi chu kỳ từng vài tuần lễ. Những sản phẩm như vậy có tác dụng đối với 1 trong những lần được xử dụng để chống lại đám ve quấy rầy. Những sản phẩm có tính hệ thống có khả năng gây độc cho cây lan và tạo ra độc tố đối với loải ăn thịt sống cũng có giá trị, nhưng lại phải xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trong một diện rộng. Chôn cất những lá bị chết và các chất trồng trực tiếp vào đất trong vườn có thể có những rủi ro cho sức khỏe của người. Việc sử dụng lâu dài các chất diệt côn trùng vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu.
Những người trồng lan cần cẩn thận khi vận chuyển những cây bị nhiễm bệnh mà chúng có thể làm ảnh hưởng không tốt đến da và quần áo do những con ve, rệp đã bám vào. Nếu có thể được, hãy cách ly các cây đã bị nhiễm sâu bệnh cho đến khi lá của chúng sạch hết mọi loại ve. Không bao giờ đánh giá thấp khả năng làm chết người của các vi khuẩn trong nhóm này, vì chúng là những kể quấy rối rất quỷ quyệt và tham lam./.
Kỳ sau: BỌ CÓ CÁNH
Nguồn tài liệu : kenhantan.com ( của Bác Phạm Tiến Khoa – Ngày 16/12/2016 )
