Nấm và bệnh của Lan Hài ( Bài 12 )
LAN HÀI SLIPPER ORCHIDS
CHƯƠNG II – NUÔI TRỒNG.
PHẦN 4: NHỮNG ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG.
Nấm và những bệnh do nhiễm khuẩn. Tình trạng lây nhiễm này là mối quan tâm lớn nhất đối với người trồng lan hài. Nhiều cây lan đã bị suy do sự bất cẩn đã từng xảy ra hoặc do sự tấn công của các loài côn trùng đặc biệt là khả năng dễ bị lây nhiễm và chết một cách nhanh chóng. Việc làm vệ sinh đúng cách cũng như làm cho không khí luân chuyển cần thực hiện ở những nơi mà chương trình phòng ngừa chống lại các loại vi khuẩn tấn công cây lan hài. Một lần nữa, sự thận trọng của những nhà trồng lan sẽ quyết định đối với sự sống chết của những cây lan có giá trị. Khuynh hướng của những noãn bào nấm và khuẩn trở nên biết chịu đựng hoặc miễn nhiễm với các thuốc diệt côn trùng chứng tỏ rằng việc lựa chọn thuốc chống nấm chưa thích hợp.
Tình trạng thối rữa có màu nâu do loài Erwinia gây nên, là một bệnh thối rữa thường thấy nhất. Việc lây nhiễm bắt đầu tư đầu lá, rồi có thể lây truyền bởi côn trùng hoặc bởi các hóa chất phân hủy. Khu vực bị lây nhiễm trở nên có màu nâu và mềm nhũn và có thể tạo nên những chỗ rộp lên như phải bỏng. Từ đây chúng lan truyền xuống tận phần gốc của lá với tốc độ khá nhanh, và chúng có thể xâm chiếm toàn bộ các chồi hoặc, bằng cách đi qua thân rễ, đôi khi phá hoại toàn bộ cây lan.
Xử lý sớm tình trạng lây nhiễm liên quan đến môi trường cũng như những cây bị bệnh. Tiếp theo làm sạch hoàn toàn nhà kính để loại bỏ những nơi có thể sinh ra nấm và nhiễm khuẩn, phun toàn bộ nhà kính với hóa chất benomyl. Chăm sóc cây bao gồm cả việc cắt bỏ những lá ngay ở chỗ đã bị nhiễm, và bôi thuốc sát trùng vào vết cắt. Một khi bệnh đã lây lan ra toàn bộ cây lan, thì yêu cầu phải xử lý quyết liệt hơn để bảo vệ thân rễ của cây lan tránh được nhiễm khuẩn. Tất cả những phần đã bị nhiễm đều phải cắt bỏ, những vật liệu còn rơi rớt chung quanh cần thu dọn hết, và chỉ làm vệ sinh những mô còn khỏe mạnh. Các con dao cắt cần phải sát trùng kỹ, khi tay đang còn bẩn và quần áo không sạch thì không sờ mó vào cây. Những phần còn lại của cây mà ta thấy còn khỏe mạnh thì nên nhúng chúng vào dung dịch Natriphene trong khoảng 1 giờ, sau đó đem trồng lại với chất trồng mới. Xử lý cẩn thận những chất trồng đã bị thải ra. Những cây lan không bị nhiễm và đã trồng sang chậu mới cần phải cách ly chúng trong thời gian khoảng một tháng, và trồng chúng trong điều kiện khô hơn bình thường. Tránh đặt những chậu lan phía dưới các kệ cũng như nơi có nhiều bóng râm. Nhưng đồng thời cũng tránh để chúng phơi ra ánh sáng gay gắt hoặc để chúng bị quá khô.. (Còn tiếp)
Nguồn tài liệu : kenhantan.com ( của Bác Phạm Tiến Khoa – Ngày 26/12/2016 )