DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

Dành cho người mới chơi lan – Bài 7

PHÂN BÓN CHO LAN

Tác giả: Stephen R. Bachelor

Nguồn : kenhantan.com ( của Bác Phạm tiến Khoa )

Cattleya_labiata_rubra_schuller

Các muối hòa tan được vừa là chất độc nhưng cũng là một điều khả dĩ cho việc trồng lan. Chúng có thể hiện diện với số lượng cao một cách nguy hiểm trong nước cấp và trong chất trồng, và vì vậy chúng lại tạo thành một loại phân bón thường. Vì sự thu nạp nghịch nhau, các ion âm và dương trong dung dịch cùng đọng lại để hình thành nên muối khi nước đã bốc hơi. Muối đọng có thể là một mối nguy hại cho lá và rễ. Ngược lại, khi bổ sung nước vào các muối hòa tan trong phân, chúng lại phân rã thành từng thành phần riêng lẻ, dinh dưỡng âm và dương.

Hình 1: Muối từ nước cứng đọng trên lá cây Cattleya. (Hình của Stephen R. Bachelor)

Trong khi một số giá trị dinh dưỡng, nguồn nước cấp với thành phần ion cao dẫn đến những khó khăn cho những nhà trồng lan. Tiến sĩ O. Wesley Davidson, trong bài phát biểu của ông về “chất lượng nước với việc trồng lan”, xác định chất lượng nước trong môi trường dẫn điện, một cách đo tổng dung lượng muối hòa tan. Muối hình thành trên các bề mặt sau khi nước bốc hơi đó là nước trong dung dịch muối hòa tan. Nước “cứng” là nước có hàm lượng calcium và magnesium, để lại một tồn dư màu trắng, nhất là ở trên lá (coi hình minh họa). Cũng như vậy, nước có hàm lượng sắt cao thì để lại phần tồn dư màu cam. Trong những ví dụ này, điều cần quan tâm là đừng để cho lá bị ướt; loại bỏ thiết bị tạo sương hoặc vòi phun.

Trong quá trình bốc hơi nước làm khô, các chất trồng trong chậu có thể tích tụ muối. Nếu ta dùng nước tưới có hàm lượng ion cao có thể dẫn tới tình trạng các chất trồng hình thành muối. Nếu ta bón phân nhiều hoặc thường xuyên cũng thể có cùng một hiệu ứng. Những chỗ có muối tích tụ thường trông sáng hơn và cứng hơn. Mặt bên trong các loại chậu đất nung thường có muối bám rất nhiều, bởi vì mặt chậu thường xốp, làm cho nước bốc hơi nhanh hơn, để lại đằng sau chúng là muối. Rễ lan sẽ tiếp xúc với vùng này của chậu với lượng muối cao, sẽ hút vào rễ, và rễ trở nên có màu đen, nếu không phải là toàn bộ thì ít nhất thì cũng là ở đầu rễ. Lọc và rửa thường xuyên để làm chập lại viết tích tụ các loại muối nguy hiểm. Khối lượng nước giúp làm tan các chất cặn của muối, nhưng trong trường hợp muối tích tụ quá nhiều thì cần phải thay chất trồng. Cần phải sục kỹ loại chậu bằng đất nung và làm sạch nấm để tẩy hết các cặn bã trước khi khử trùng để dùng lại.

CÁC LOẠI PHÂN BÓN

Phân có nhiều loại phân theo công thức của chúng, có ba con số được chỉ định từ số thứ nhất đến số thứ ba, đó là phần trăm của “tổng nitrogen (N)”, “axit phosphoric có được (P2O5)” và “potash hòa tan (K2O)”. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ lượng của ba thành phần mà một cây nhận được ở mức tối thiểu đủ để cho chúng phát triển tốt và ra hoa. Căn cứ vào “phần phân tích được bảo đảm” trên nhãn hiệu của nhà sản xuất, đối với một “loài lan đặc biệt” thì loại phân hòa tan trong nước có thành phần 30-10-10, được chuyên dùng cho Cattleya, được trồng trong hỗn hợp vỏ cây. Tổng lượng nitrogen là 30% của phân, như được ghi rõ ở con số đầu tiên của công thức, và được kê thành ba phần: nitrate nitrogen (NO3 ~), phần ammoniacal (NH4+) chiếm 3%, là chất được các cây luôn sẵn sàng hấp thụ, tiếp theo là chất ít hơn một chút, urea nitrogen [CO(NH2)2], cả ba chất này chiếm gần 25% của tổng 30% của nitrogen. Axit phosphoric chiếm 10% trong phân, đó là potash hoa tan. Nhưng nhìn vào công thức thì đâu là nitrogen, phosphorus và potassium?

Phân có các thành phần như 30-10-10, đó là dạng phân căn bản cần cho cây lan. Thành phần đạm tổng hợp được nêu đầu tiên, được coi là nguồn nitrogen “hữu cơ” hoặc đa lượng, và giải phóng chậm. Người ta đơn giản hóa qua tác dụng của nước và vi khuẩn để thành NO3. Ammonium phosphate (NH4H2PO4) là thành phần tiếp theo, đó là nguồn nitrogen và phosphorus dành cho lan, hòa tan các ion NH4+ và H2PO4 trong nước. Thành phần thứ ba và cũng là thành phần cuối cùng của công thức 30-10-10 của dung dịch phân ở dạng nước là potassium nitrate (KNO3), một dung dịch muối, như một chứng minh, potassium và nitrogen đã bao gồm trong hỗn hợp trên.

Các thành phần hợp thành dung dịch, phân hòa tan trong nước chỉ là chúng phân rã trong nước và rồi chúng hình thành. Có nhiều loại phân “khô” truyền thống được khuyến cáo là không bao giờ nên dùng cho lan. Nếu dùng chúng mà không có nước chúng sẽ ép vào thành xốp của chậu, vì vậy các hỗn hợp vỏ cây không hấp thụ được, loại phân dạng hạt trong tất cả các loại đều phân hủy chậm, dẫn đến cháy đầu rễ và mô. Bất kỳ loại phân dạng hạt nào mà phân hủy chậm hoặc loại tương tự, thì không nên tưới nhiều nước, nhất là đối với các loài lan biểu sinh, dễ bị rủi ro.

Đối với những loại phân hòa tan trong nước trên thị trường được trình bày dưới dạng công thức: 30-10-10, 20-20-20, 10-30-20 và còn các công thức khác nữa. Công thức 30-10-10, có thành phần nitrogen cao, như đã trình bày ở phần trên, nên dùng với hỗn hợp mảnh gỗ, như vậy sẽ cung cấp đủ nitrogen cho cây lan và các chất trồng hữu cơ đã phân hủy. Nitrogen thường được cung cấp dưới dạng đơn (simple) và dạng phức hợp (complex). Cây lan sẽ hấp thụ những gì có trong NO3 hòa tan, trong khi các vi khuẩn hiện diện trong hỗn hợp chất trồng có thể lấy đơn chất từ hỗn hợp urea.

Loại phân với các thành phần cân bằng, như 20-20-20, được khuyến cáo nên dùng cho các loài lan phát triển trong chất trồng không hoàn toàn như chất liệu gỗ trong tự nhiên, mà như dương sỉ hoặc rêu nước. Không cần cung cấp nitrogen một cách dư thừa khi mà có những cái miệng lúc nào cũng đòi ăn! Nitrogen, Phosphorus và potassium, như đã đề cập trước đây, tất cả là cần cho sự phát triển của lan. Cung cấp nitrogen để hình thành các mô mới, nếu không có phosphorus cần cho việc chuyển đổi và cung cấp năng lượng. Cũng một công dụng, potassium chuyển nhu cầu từ mô hiện hữu đến những vùng có nhu cầu lớn nhất của cây.

Đối với những loại phân mà hai con số sau của công thức lớn hơn, như 10-30-20, người ta gọi loại phân này là “Bộ kích hoa”, để kích thích cho cây ra hoa. Song dù sao, tất cả các thành phần có trong phân đều liên quan đến việc tăng trưởng, bất kỳ một trong ba thành phần này cũng có giới hạn khi cung cấp cho cây với chỉ một lượng tối thiểu, nhằm để cho chúng tích tụ trong việc dự trữ thức ăn cần cho việc ra hoa. Trong trường hợp phân 10-30-20, thành phần nitrogen nên được hạn chế. Dưới những điều kiện này, điều gì mà cây lan có thể phản ứng với tình trạng quá nhiều phosphorus và potaasium, tôi không thể nói được. Ngoài công thức trên, sự bảo đảm tốt nhất để lan ra hoa một cách an toàn phải là một cây lan khỏe mạnh, người ta không giới hạn hoặc bón nhiều quá đối với bất kỳ thành phần nào của phân. Một khi cây lan đã được đầy đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng và nhiệt độ một cách thỏa đáng thì không cần lo lắng đối với việc chúng có ra hoa không. Lời khuyên của tôi đối với những người mới trồng lan là giữ ở mức cơ bản và vừa đủ, loại phân hòa tan 30-10-10 (tỷ lệ 3-1-1) hoặc 20-20-20 (tỷ lệ 1-1-1), sử dụng một loại hay loại phân khác tùy thuộc vào chất trồng đang được sử dụng.

Cái gọi là phân “hữu cơ” như chất chiết xuất từ cá chứa dinh dưỡng trong hỗn hợp với tỷ lệ 5-5-1 thì cần phải giảm các ion vi lượng trước khi cây lan có thể hấp thụ được. Mua một chất dinh dưỡng tổng hợp có mùi khó ngửi hàm lượng dinh dưỡng lại thấp, với số tiền mua loại này ta có thể mua gấp đôi phân vô cơ về số lượng, đồng thời có hàm lượng dinh dưỡng khả dụng và bất khả dụng cao, hoặc theo ý kiến tôi thì dùng phân vi sinh, nếu ta không tính đến yếu tố kinh tế.

KHI NÀO THÌ BÓN PHÂN VÀ BÓN BAO NHIÊU?

Lan thuộc loài cây phát triển chậm, nhưng cũng như các loại cây khác, chúng chứa đến 90% nước. Vì lý do này, lan không đòi hỏi bón phân với số lượng lớn. Hơn nữa, nếu chúng ta không quan tâm đến, thì các loại nấm mọc trong các chất trồng bằng gỗ chúng sẽ phát triển nhanh và tiêu thụ nhiều phân, đặc biệt là nitrogen.

Một thực tế là cây lan chỉ tiêu thụ nhiều phân khi chúng thực sự phát triển. Ngược lại, trong thời kỳ phát triển chậm lại, đó là thời điểm giảm cả phân và nước tưới. Dinh dưỡng vi lượng hiện diện trong nước tưới và còn lưu giữ trong chất trồng hầu như vẫn đủ cho cây lan, ngay cả khi chúng đang phát triển mạnh. Dinh dưỡng đa lượng như calcium và magnesium cũng thường có với số lượng đủ cho nhu cầu, trong nước tưới. Chiều ngược lại, nitropgen, phosphorus và potassium thì có rất ít trong nước, trong khi nhu cầu của chúng lại cao. Vì vậy cần bổ xung các chất này thường xuyên cho cây lan.

Dù bạn dùng phân hòa tan trong nước 20-20-20 đối với lan trồng trong dớn hay trong rêu nước, hoặc dùng phân 30-10-10 cho lan trồng trong hỗn hợp vỏ cây, cách tiếp cận an toàn là dùng phân ở dạng pha loãng, tránh đậm đặc. Lời khuyên đối với người trồng lan nghiệp dư là chỉ nên dùng 50% so với liều lượng được khuyến cáo ngoài bao bì. Tiến sĩ O. Wesley Davidson, thường khuyên chúng ta dùng ½ muỗng ca-phê phân 30-10-10 cho một ga-lông (1 gallon = ~3,78 lít) nước để tưới cho lan trồng trong mảnh vỏ cây. Các loại chất trồng thô và rỗ (tổ ong) cây lan đòi hỏi phải duy trì cung cấp dinh dưỡng nhưng cũng cung cấp ít thôi, đặc biệt những chất trồng là hỗn hợp vỏ cây vì ở đó lúc nào cũng sẵn các loài nấm háu đói. Vì lý do đó, việc bón phân cho những cây lan trồng trong hỗn hợp vỏ cây tươi hoặc những cây lan đang thực sự phát triển thì có lẽ nên thường xuyên hơn, ngay sau mỗi lần tưới nước.

Định kì cung cấp dinh dưỡng với liều lượng thấp cùng với việc tưới nước hợp lý sẽ đẩy các chất muối ra ngoài. Khi cây lan ngưng phát triển thì ta ngưng bón phân, chỉ một tháng bón một lần với liều lượng rất thấp, hoặc loại bỏ những chất trồng đã bị hư thối như rêu nước, đó không thuộc loại gỗ và không còn màu mỡ.

Những cây lan vừa mới thay chậu mà chất trồng là hỗn hợp vỏ cây tươi thì phải tăng liều lượng phân gấp đôi so với những cây đã phát triển và đang trồng ở những chất trồng cũ. Sự phá vỡ và những hủy hoại khác (từng phần) xảy ra đối với rễ trong quá trình thay chậu làm cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm xuống một chừng mực nào đó.

Do mất “bản chất phối hợp” mà chúng đã thiết lập được với chất nền trước đó, bởi vậy các rễ lan buộc phải tìm cách trú ngụ trong chất trồng mới (chí ít cũng là ở thời gian đầu). Vỏ cây tươi không chỉ khó hấp thụ nước, mà số lượng các vi khuẩn cũng tăng lên với nguồn thức ăn mới, không phân hủy lại cạnh tranh với nitrogen nữa. Đây là thời điểm mà khan hiếm nitrogen nhất, trong khi nhu cầu lại cao. Kinh nghiệm của tôi, một khi có triệu chứng giảm nitrogen (đặc biệt là khi thấy lá lan bị vàng) xuất hiện  trong thời gian thay chậu mới, chúng ta cần có kế hoạch tăng cường loại phân có thành phần nitrogen cao ngay lập tức. Ở thời điểm rễ lan đã thâm nhập vào chất trồng, chúng sẽ dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, và dùng loại chất trồng thích hợp có khả năng giữ nước và dinh dưỡng sẽ làm cho cây tốt hơn.

AOS_8_Fertilizing 2
BÓN PHÂN NHƯ THẾ NÀO

Về mặt tự nhiên, việc tưới nước và bón phân cho lan là cùng một hoạt động, bởi vì cả hai hoạt động này cùng liên quan đến đưa nhiều nước vào cây lan. Như việc tưới nước, đã có một lượng dung dịch phân được cung cấp chúng có thể dùng khi chúng cần. Khi tưới nước và bón phân cũng cần lưu ý đến nhiệt độ ở mức thích hợp. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, rễ cây lan sẽ không hấp thụ dinh dưỡng một cách đầy đủ. Bạn có thể đã đọc tài liệu hoặc tham dự các cuộc tranh luận rằng phải chăng các chất trồng cần phải ướt trong khi bón phân. Theo cảm nghĩ của tôi thì nếu bạn dùng loại phân loãng thì sẽ ít rủi ro sự làm hại của muối là nhỏ, ta gọi đó là “nước phân” Điểm quan trọng là các cây lan, và các loại cây khác cũng thế, cần có sự hiện diện của nước để chúng hấp thụ dinh dưỡng. Chắc chắn là thế, lượng muối sẽ là tối thiểu khi chúng ta dùng với lượng nhỏ dung dịch nước phân.

Nếu như bạn chỉ có một ít cây lan, bạn chỉ cần chuẩn bị hai ga-lông (3,78 lít) nước pha phân, như vậy là đủ. Đặc biệt, lần bón phân đầu tiên bạn đừng tin vào sự ước lượng của bạn, hãy dùng cái muỗng để đong lường và trộn đều. Đối với bộ sưu tập nhiều hơn, mà bạn dùng thường xuyên thì cần có dụng cụ đong đếm chính xác hơn. Những thứ này có thể phức tạp và đắt tiền – hoặc cũng có thể chúng đơn giản và rẻ tiền (dù vẫn hiệu quả). Những thứ đơn giản đã lắp đặt sẵn các ống dẫn và bơm đặt trong dung dịch nước phân. Có nhiều dụng cụ đặt sẵn một tỷ lệ như 1:15, do đó nếu bạn có bình một ga-lông chứa phân đậm đặc, và bạn cần ½ muỗng phân cho một ga-lông, bạn sẽ đặt một tỷ số 1/15=1/2/X. X là một con số chỉ số lượng phân bạn muốn pha với một ga-lông nước để tạo ra dung dịch phân đậm đặc là 15/2 hoặc 7 ½ muỗng cà-phê. Nếu bạn mua những dụng cụ này thì đều có sách hướng dẫn.

SỰ MẤT CÂN ĐỐI VỀ DINH DƯỠNG TRONG CÁC CÂY LAN

Hàm lượng dinh dưỡng trong các chất trồng có trong chậu, được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng trong nguồn nước tưới, đã tương đối đầy đủ để đẩy các chất vô ích ra ngoại trừ sự thiếu hụt nitrogen và phosphorus đối với những cây phát triển chậm. Sự thiếu hụt nitrogen đối với cây lan có thể dẫn đến bị vàng lá, bắt đầu từ những lá già rồi chuyển dần sang các lá non, nếu như việc thiếu hụt đó vẫn cứ diễn ra. Những chồi non hình thành mà thiếu nitrogen sẽ làm cho cây còi cọc. Sự thiếu hụt phosphorus thường rất ít xảy ra nhưng chúng có thể được bù đắp khi cây được cung cấp nitrogen, trong khi phosphorus lại không thể. Trong trường hợp này, nitrogen sẽ kích thích tăng trưởng, đưa đến nhu cầu phosphorus mà lượng chất này dù có sẵn ở đó nhưng cũng không đủ. Lá lan trở nên xanh đậm, thậm chí có sắc đỏ nếu như không đủ phosphorus. Điều đó sẽ làm giảm sự phát triển một cách mạnh mẽ.

Mặt khác, chất dinh dưỡng quá nhiều cũng có xảy ra với cây lan, hầu hết là do bón quá nhiều phân. Chưa đến mức cực độ, nhưng bón quá nhiều phân kích thích sinh dưỡng phát triển, vì nitrogen, phosphorus và potassium luôn hỗ trợ cho phát triển, để có nguồn dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho việc phát hoa. Thà là giảm tỷ trọng các thành phần của phân và khối lượng phân bón còn hơn dùng nhiều phân kích hoa, vì việc đó sẽ dẫn đến tình trạng rễ lan bị đen lại, ở đó sẽ tích tụ muối và làm cho đầu những lá non bị chết. Trong trường này, cây lan sẽ phát triển chậm lại do chúng làm suy yếu khả năng hấp thụ của rễ. Khi đã thấy như vậy, cần phải ngưng việc cung cấp thêm phân cho lan và tưới nhiều nước để thau rửa lượng muối còn lại. Và thay chậu  cũng là một biện pháp nên làm.

AOS_8_Fertilizing 2

Hình 2: Một cây lan hài bị thiếu nitrogen nên lá bị vàng

CÁC NHÂN TỐ KHÁC TRONG VIỆC BÓN PHÂN

Ngoài sự thiếu hụt nitrogen và phosphorus, những hiện tượng thiếu hụt các chất khác đối với cây lan cũng được khảo sát. Đầu lá bị khô cũng là một biểu hiện không tốt đối với cây lan. Có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm các loại muối vượt quá giới hạn bởi bón quá nhiều phân. Qua thảo luận giữa Poole và Sheehan trong chuyên đề “Lá cây lan Cattleya bị chết – Nguyên nhân thực là gì?” đã quy cho là do thiếu hụt calcium và đưa ra một giả thuyết: “một bộ rễ khỏe mạnh cần được hấp thụ các ion calcium từ chất trồng và chúng cần rất nhiều calcium trong suốt thời kỳ lá dài ra cho đến khi trưởng thành. Rễ lan trở nên hấp thụ các ion này một cách kém hiệu quả khi mà nhiệt độ chung quanh bộ rễ tăng cao (có lẽ trên 24 oC). Tưới nước định kỳ sẽ cung cấp bổ sung calcium nhưng quan trọng hơn là nên giữ cho các chất trồng được mát, nhờ thế mà bộ rễ sẽ hấp thụ calcium tốt hơn”. Giả thuyết này chỉ ra rằng các nhân tố khác trong phân bón cần phải được xem xét, coi có vượt quá thành phần thiết yếu không. Những chất dinh dưỡng hiện hữu mà cây lan không thể hấp thụ được thì làm sao gọi là tốt! “Thực tế rằng sự hấp thụ dinh dưỡng phụ thuộc vào từng cái rễ khi chúng hô hấp, việc xác định nhiệt độ thích hợp chỉ là kinh nghiệm”. Nhiệt độ cao không những không chuyển được dinh dưỡng lên phần trên cao của cây lan mà còn ảnh hưởng đến chức năng của bộ rễ nữa. Ngoài ra, giữa các rễ mà không có không khí lọt vào được thì rễ cũng không nhận được năng lượng cần thiết để hấp thụ dinh dưỡng, rễ sẽ bị bao vây bởi các muối vậy khó mà hấp thụ được gì. Một cây lan với một rễ chết hoặc xơ xác thì cũng chẳng dùng được phân cũng như nước.

AOS_8_Fertilizing 3

Hình 3: Những chất bị phân hủy đã làm giảm các thành phần hữu cơ và biến những vỏ cây thành mùn. Rễ cây lan không thể hấp thụ được dinh dưỡng, khó mà tồn tại dưới điều kiện thiếu oxygen. Cần thay chậu ngay!

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ.

Kỳ sau: THAY CHẬU (BÀI 8)

 

 

Cập nhật: 15/04/2020 — 18:15

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405