DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

Dành cho người mới chơi lan – Bài 6

NHU CẦU DINH DƯỠNG

Tác giả: Stephen R. Batchelor

Nguồn : kenhantan.com ( của Bác Phạm Tiến Khoa )

Sophronitis coccinea

Một cây còn đang sống là một hiện tượng hóa học phi thường. Chúng hấp thụ những hợp chất đơn từ môi trường từ đó kết hợp lại với nhau thành cấu trúc hóa học phức tạp, sử dụng năng lượng từ quá trình quang hợp. Đúng vậy, cần nhiều hơn những chất như carbon, oxygen và hydrogen mà chúng nhận được từ không khí và từ nước đang hiện hữu. Những thành phần khác được chuyển xuống bộ rễ từ chất nền chung quanh để tạo thành những hợp chất cần cho cây một cách liên tục mà ta không thể đo đếm được, hoặc giúp cho quá trình chuyển hóa tạo ra các hợp chất.

CÁC THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG

Các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất thường được chia là hai nhóm. Nhóm cần một số lượng lớn được gọi là nhóm đa lượng. Bao gồm trong nhóm này là nitrogen (N), sulfur (S), phosphorus (P), Kali hoặc potassium (K), calcium (Ca) và Magnesium (Mg). Thành phần mà các cây cần với số lượng nhỏ ta gọi là vi lượng, như sắt (Fe), maganese (Mn), boron (B), molybdenum (Mo), đồng (Cu), kẽm (Zn), chlorin (Cl) và cobalt (Co). Những chất này được đưa vào là các chất vi lượng.

Ngoại trừ chất sắt (Fe), chức năng của các chất vi lượng không được hiểu một cách đầy đủ. Suy nghĩ chung là có một nguyên lý trong hệ thống chất xúc-tác điều khiển quá trình trao đổi chất của cây. Dù vai trò của chúng, những yếu tố vi lượng không còn nghi ngờ gì nữa, chúng chỉ cần một lượng nhỏ. Nếu những nguyên tố này hiện diện với một lượng lớn, nhiều cây sẽ biểu hiện phản ứng do nhiễm độc. Các cây bị nhiễm độc nếu các chất vi lượng như nhôm, arsenic, fluorine, chì, thủy ngân, bạc và nickel vượt trên mức tối thiểu, nhất là chúng hiện diện với mức tập trung cao được tìm thấy ở các thiết bị làm mềm nước, chúng sẽ ảnh hưởng đến cây lan.

Nitrogen (ni-tơ), qua các nghiên cứu về thành phần hóa chất đối với cây lan, là nhu cầu lớn nhất để cho các mô phát triển. Ở cây lan cũng như ở bất kỳ đâu khác, nitrogen được kết hợp mạnh mẽ với protein, chlorophyll, và nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng khác để tạo nên các mô. Vì chúng quá cần thiết để cho cây lan được phát triển và mạnh khỏe, sự thiếu hụt nitrogen thường dẫn đến thảm họa cho cây. Nếu các mô thiếu thành phần quan trọng này, cây lan sẽ nhỏ ngay khi đã trưởng thành và trở nên còi cọc. Sự tổng hợp chlorophyll cũng sẽ giảm đi dẫn đến tình trạng lá bị vàng. Trong trạng thái này người ta gọi là úa vàng (chlorosis).

Lưu huỳnh (sulfur), cũng giống như nitrogen, là một thành phần tạo nên a-xit a-min, cung cấp đạm cho cây. Vì chúng luôn có trong môi trường, vì vậy ít khi cây bị thiếu sulfur.

Phosphorus (phốt-pho) có một vai trò to lớn trong việc hô hấp và trao đổi chất của cây, cung cấp phương tiện để dự trữ năng lượng và carbohydrates có thể chuyển đổi và tiêu thụ. Cây bị thiếu phosphorus sẽ làm thiếu hụt năng lượng dẫn đến cây ngưng sinh trưởng. Mức đường cao sẽ tích tụ vì giảm thiểu sự hô hấp làm hình thành sắc tố đỏ (chất sắc – anthocyanins, do đường dẫn xuất), là một biểu hiện của việc thiếu hụt phosphorus.

Potassium (Kali) được tìm thấy tập trung cao một cách đặc biệt trong những mô đang phát triển, giống như nitrogen. Nhưng potassium không giống như phosphorus và nitrogen, chúng không phải là thành phần tạo thành bất kỳ hợp chất hữu cơ có tính quyết định đối với cây lan. Vai trò chính xác của nó cần được khám phá, có thể nói đó là chức năng làm chất xúc tác trong cây, đó có thể là thúc đẩy một số quá trình hoạt động trao đổi chất. Potassium được đánh giá là có liên quan đến việc tổng hợp protein từ a-xit amin. Cũng tương tự như tình trạng thiếu hụt nitrogen và phosphorus, khi thiếu potassium sẽ dẫn đến quá trình phát triển bị ngưng lại và xuất hiện những điểm úa vàng khác nhau.

Calcium là chất quan trọng cho phần bì của cây và vì thế là cần thiết cho những tế bào được liên tục phát triển. Vì chúng không di chuyển trong cây, các lá cũ có thể có thành phần calcium cao trong thời gian còn non, nhưng khi lá phát triển thì nó nhanh chóng bị thiếu hụt một cách nghiêm trọng. Đầu những chiếc lá đang phát triển và trái trở nên bị đen và thối rữa dưới sự thiếu hụt calcium.

Magnesium là hợp thành khoáng từ chlorophyll. Do thế mà bất kỳ sự thiếu hụt thành phần này đều dẫn đến bệnh úa vàng của cây. Thấy rõ nhất là ở các lá cũ vì magnesium có được đã nhanh chóng phân phối lại cho cây rồi chuyển cho các lá mới, là những lá cần nhiều magnesium hơn.

Iron (sắt), sự thiếu hụt sắt cũng dẫn đến sự vàng úa, không phải vì chúng là một phần của phân tử chlorophyll, mà chúng là phần không thể thiếu được trong quá trình tổng hợp chất.

MỘT NHÀ MÁY HÓA CHẤT NHỎ

Để hiểu thêm một vài điều cơ bản về những hoạt động sản xuất phân bón hiện đại, một vấn đề cơ bản của quá trình sản xuất hóa chất cơ bản có quan hệ đến nhà máy sản xuất dinh dưỡng cần được làm rõ. Trước hết, bất chấp xu hướng hiện nay của con người, cây cối quan tâm trực tiếp đến các thức ăn hữu cơ (như là chất tổng hợp từ phản ứng hóa học). Thay vì các thành phần dinh dưỡng được hấp thụ qua bộ rễ trong đơn chất ở dạng lỏng, các thành phần hoặc các chất tổng hợp điện giải được gọi là sắt. Một khi các thành phần này có trong bản thân cây lan sẽ được đưa tới các mô khác nhau để chúng hấp thụ trực tiếp hoặc gián tiếp, dưới dạng tổng hợp hoặc những hỗn hợp hữu cơ. Thí dụ, nitrogen lúc nào cũng được cây hấp thụ dưới dạng nitrate sắt (NCV). Trong phạm vi một cây, một loạt các phản ứng hình thành dẫn đến việc tạo ra axit amin, lập nên các khối protein phosphorus để hấp thụ các chất như H¬¬2PO4, sắt, potassium, và ion K+ đơn.

Một số nguồn ion dinh dưỡng là gi? Trong thiên nhiên, chúng là kết quả của sự bào mòn của muối khoáng do thời tiết và sự phá hủy các chất hữu cơ (như lá cây bị phân hủy vân vân) trên mặt đất. Các vi sinh vật mà ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, là lực lượng chủ yếu phá vỡ các chất hữu cơ. Nước với sức mạnh khủng khiếp làm hòa tan hai chất vô cơ và hữu cơ trên thành các dung dịch ion. Cũng chẳng ngạc nhiên, ngay cả nước tự nhiên cũng chẳng là tinh khiết, chúng thẩm thấu qua những lớp đất có hoạt tính hóa chất. Xa hơn nữa là chúng là một chất hòa tan có chứa các ion, rất nhiều trong số các hoạt chất đó có giá trị dinh dưỡng đối với cây cối, cũng có một số trong đó thì không có tác dụng.

DINH DƯỠNG TRONG NƯỚC CẤP

Hầu hết các giống lan hiện nay được tưới được lấy từ vòi nước, nước đã được xử lý từ các nhà cung cấp nước đô thị. Nguồn nước đó là an toàn dùng để uống và hài lòng với việc chuyển đổi một lượng ion nào đó. Đúng vậy, nhiều ion thuộc chất dinh dưỡng được tìm thấy trong nguồn nước cấp vẫn còn hiện diện trong đó. Đề nghị các nhà cung cấp nước thành phố cho một bản phân tích sẽ phân loại chúng để dùng trong một lĩnh vực nào đó. Cần lưu ý các bản phân tích đã xác định mức độ quan trọng các thành phần cần cho cây trồng, bao gồm sulfur, calcium và magnesium. Nhiều chất vi lượng được kể ra ở phần trên cũng hiện diện với số lượng nhỏ. Không xuất hiện trong sự tập trung thực sự, song dù sao, đó là những đa lượng nitrogen, phosphorus và potassium. Trong quá trình xử lý nước tại địa phương, độ pH đã tăng lên từ 6,3 lên 8,8 đã lấy đi phần lớn chất sắt hiện hữu trong nguồn nước cấp. Sắt là một thành phần không mong muốn trong hầu hết nguồn nước cấp của thành phố, vì chúng là một nguồn tạo màu khủng khiếp. Ngay cả sau quá trình xử lý, sắt vẫn không hòa tan trong nước.

Độ pH ở mức 8,8, thì theo một số tài liệu, nó đã vượt quá ngưỡng được khuyến cáo (pH 5-8). Mặc dù vậy, trồng lan với nguồn nước như vậy hình như cũng không hoàn toàn là bất lợi. Vậy thì chúng ta nên dùng nước có độ pH là bao nhiêu? Nói một cách chặt chẽ, độ pH là một thông số của ion hydronium (H3O+) được tích tụ trong dung dịch. Nếu độ pH thấp dưới 7 thì đó là dung dịch axit, một thành phần cao trong ion hydronium. Nếu độ pH ở độ 7 thì đó là một dung dịch trung tính, tương đương với hydronium và hydroxide (OH) hợp thành. Nước nguyên chất có độ pH là 7. Một dung dịch cơ bản thì có độ pH cao hơn 7 và nó tích tụ ion OH- lớn hơn H3OH+. Bất kỳ độ pH nào có liên quan đều phải xoay quanh yếu tố mà nó có thể ảnh hưởng sự tích tụ và hình thành các chất dinh dưỡng trong dung dịch, và từ đó có thể cung cấp cho cây lan. Thí dụ, sắt, như đã trình bày trong phần trước, chúng ở thể không hòa tan được sẽ kết tủa ở độ pH cao hơn 7, chúng không thể chuyển cho cây lan được. Điều này, về thực tế có thể là một điều may mắn, bởi vì sắt đi cùng với aluminum và manganese (và các chất khác nữa), thì khi chúng hòa tan thành dung dịch ba-zơ, chúng trở thành độc tố cho cây nếu độ pH ở mức 5 hoặc thấp hơn nữa. Mặt khác, calcium và magnesium chúng sẵn sàng bị phân hủy và trở thành một dung dịch ba-zơ (pH 8) hơn là một dung dịch axit (pH5).

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp, không như trường hợp độ pH cao sẽ làm hại trực tiếp đến cây lan của bạn – trừ phi bạn chọn loại nước có amoniac (pH11,5) hoặc nước cam vắt (pH 3,5)! Nếu không, nước của thành phố ít khi thấy loại axit hoặc ba-zơ nguy hiểm.

CHẤT TRỒNG LÀ MỘT NHÂN TỐ DINH DƯỠNG

Một yếu tố khác cần được xem xét cẩn thận đến độ pH và việc nuôi trồng lan – đó là chất trồng trong chậu. Hầu hết các chất trồng hữu cơ thường ảnh hưởng đến axit hóa mỗi khi nước tưới lên bề mặt của chúng và được giữ lại. Phần lớn được các rễ lan trong chậu hấp thụ lượng nước còn giữ lại đó, và độ pH cũng như thành phần dinh dưỡng có lẽ nhiều hơn độ pH và dinh dưỡng từ bản thân lượng nước tưới vào, đây là điều cân lưu ý.

Những cây lan và bộ rễ của chúng không sống riêng lẻ trong hỗn hợp trong chậu! Bất kỳ người nào trồng lan trong một chất trồng hữu cơ cũng biết rất rõ, khi chúng ta thay chậu thì các chất trồng đó mục ra và có màu đen. Đây chính là đất mùn. Chất gì đã có trong các chất trồng bị mục, đó là vô số các vi sinh vật trong chất trồng, có lẽ một lượng lớn là nấm (vì chúng rất thích hợp các chất đã bị axit hóa, trong khi đó vi khuẩn thì không). Vi sinh vật phá vỡ phức hệ, các hợp chất hữu cơ của chất trồng thành tổ hợp đơn lẻ, đặc biệt là các chất chứa nitrogen và sulfur. Còn những gì chúng không thể tiêu hóa mà vẫn ở dạng mùn. Trong trường hợp này, cuối cùng vi khuẩn se giải phòng bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào trong đó.

Thật không may, các vi khuẩn cũng cần nitrogen như cây vậy. Ở trong đất, điều này sẽ dẫn đến một hiện tượng như mọi người đều biết, được gọi là “sự giảm cấp nitrate”, đó là một hiện tượng rõ rệt khi những vật bằng gỗ được bổ xung (có tỷ lệ carbon đến tỷ lệ nitrogen cao). Khi bổ xung một chất hữu cơ không thể phân hủy vào đất, các hoạt động của vi khuẩn tăng lên một cách mạnh mẽ. Khi đó số lượng vi khuẩn tăng lên, đồng thời cũng tăng nhu cầu về nitrogen, và lượng nitrate cũng giảm tương ứng. Trong những hoạt đỗng như vậy đất không thể cạnh tranh nổi và do vậy mà trở nên thiếu hụt nitrogen. Vi khuẩn sẽ tiêu hóa dần những gì mà chúng có thể tiêu hóa được từ chất hữu cơ và chất mùn còn lại. Vì nguồn cung cấp thức ăn thu hẹp lại, hoạt động của chúng và phần lớn các vi khuẩn sẽ suy tàn, cuối cùng tạo nên nguồn nitrogen để dự trữ và để tiêu thụ. Từ đó cây lan được thụ hưởng nitrate đã giầu thêm, rồi do tác động có điều kiện chất mùn đã hình thành trong đất.

Lan được trồng trong hỗn hợp hữu cơ có ưu điểm vượt trội, thường thu về được một ít lợi ích từ hoạt động của vi khuẩn như vậy, bởi vì trước giai đoạn cuối cùng của sự phân hủy kết thúc thì nitrate được giải phóng, đó là lúc chúng ta cần thay chậu. Bản thân chất mùn đã giữ lại nhiều nước và cũng khá mịn, do thế mà chúng bị giảm khả năng cung cấp không khí mà bộ rễ của lan yêu cầu để tồn tại và thực hiện chức năng của nó. Trong đất thông thường, chất mùn thật là vô giá và cần thiết nữa nhưng khi trồng lan ta phải loại bỏ chúng. Một cái rễ lan có thể dành cả đời nó trong việc cạnh tranh với các chất trồng, một cuộc chiến không khoan nhượng với đám vi khuẩn đại diện cho nitrogen ở đó. Đây là lý do vì sao cần thường xuyên bổ xung một lượng lớn niotrogen để cân đối với chất trồng trong chậu lan. Những loại chất trồng hỗn hợp có chất gỗ có tỷ lệ carbon chuyển thành nitrogen, như vậy sẽ kích thích sự cạnh tranh về nitrogen.

Trong tự nhiên cũng như trong các chất trồng trong chậu luôn tồn tại nấm có lợi tức thời cũng như thường xuyên đối với lan. Chúng luôn tác động vào rễ cây, tác động tăng lên trên bề mặt rễ, và chuyển thành nước và sự hấp thụ dinh dưỡng. Sự hợp tác giữa nấm và rễ lan được gọi là “mycorrhiza”.

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG

Trong khi sự hấp thụ một lượng nhỏ nước có công hiệu (active) thì không chắc sự hấp thụ đó đã xuất hiện bên trong cây lan, lượng nước lớn hơn thì lại được biết là dạng thụ động (passive) đóng vai trò không hề bị tiêu hao năng lượng. Sự thoát hơi nước được hiểu là dẫn đến sự trương phồng của rễ, và rễ đó dễ dàng hấp thụ nước bất cứ khi nào có được. Sự hấp thụ nước sẽ xuất hiện trừ phi khi có sự tích tụ nhiều ion trong nước chung quanh rễ lan.

Đương nhiên dung dịch nước sẽ chuyển tới những vùng thấp hơn so với nơi nước tích tụ, xu hướng đó được gọi là sự thẩm thấu. Những ion thi ở phần thấp hơn nơi tích tụ nước của các dung dịch. Một khi dung dịch tiếp xúc với rễ có sự tích tụ nước thấp hơn nước của bản thân bộ rễ, lúc đó khuynh hướng là nước sẽ chuyển ra khỏi rễ, chúng không ở lại trong đó nữa. Rễ lan dưới các điều kiện cực đoan này thì thường bị lấn át bởi áp suất thẩm thấu ngược. Lúc đó rễ không còn khả năng hấp thụ nước, dẫn đến bị đen và chết.

Sự hấp thụ ion dinh dưỡng trong cây lan tương phản với sự hấp thụ nước được cho là hoạt động sơ khởi trong thiên nhiên, cần năng lượng từ sự hô hấp: “Do sự tiếp nhận các ion cần một năng lượng, vì thế chúng ta cũng chẳng ngạc nhiên khi các ion giảm đi một cách rõ rệt dưới các điều kiện thiếu hụt oxygen. . .Cũng như vậy, trong điều kiện úng nước hoặc nói cách khác đất không được tơi xốp (không thoáng khí), việc hấp thụ các muối khoáng sẽ rất chậm.

Các ion dinh dưỡng được hấp thụ như thế nào thì thực ra chúng ta cũng chưa hiểu một cách đầy đủ. Như đã biết, hầu hết việc hấp thụ được thực hiện bởi đầu rễ qua sự hợp tác chặt chẽ với đất nền. Chúng ta cũng biết, cây hấp thụ dinh dưỡng ở dạng khoáng chất bao giờ cũng vượt qúa yêu cầu hiện hữu của chúng./.

Kỳ sau:   BÓN PHÂN CHO LAN 

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Cập nhật: 15/04/2020 — 18:15

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405