DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

Dành cho người mới chơi lan – Bài 11A

DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI LAN

aphids_2

CÔN TRÙNG GÂY HẠI

Tác giả Stephen Batchelor.

Trong thế giới hiện đại của chúng ta, cuộc sống không phải là hoàn toàn thanh khiết, vì thế mà chúng ta phải đối mặt với những cây lan bị hủy hoại, và mỗi cây lan mà chúng ta sưu tầm được đều có thể bị tổn thương bởi các con côn trùng tấn công gây cho ta sự khó chịu. Song dù sao, với sự phòng ngừa từ sớm, có sự nhận dạng đúng, và có những biện pháp kiểm soát sớm, đúng cách, với những biện pháp hiệu quả, chúng ta có thể tránh được điều đó. Bài này chúng tôi đề cập đến những loài côn trùng thường thấy đối với lan, các đặc tính của chúng và những hậu quả mà chúng có thể gây ra. Đối với mỗi loài côn trùng, một loại thuốc trừ được khuyến cao. Chúng tôi chọn lựa từ cuốn Sổ tay về sâu bệnh trên lan, của Hội Hoa lan Hoa kỳ (AOS), trong đó có những khuyến cáo về các loại hóa chất để kiểm soát bằng phương pháp hóa học, kèm theo những mô tả, hình màu và cơ chế dùng. Tất cả những hóa chất nêu trong đó đều là những chất độc trung bình và có thể tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng.

AOS Pet part 1

Photography: Charles Marden Fitch

HÌNH 1 – Mấy con rệp sáp mập mạp, bao quanh nó là những sợi màu trắng, đang hút dinh dưỡng của cây Catasetum mới lớn.

AOS Pet part 1_2

HÌNH 2 – Bóc lớp vỏ bọc ngoài của giả hành cây Cattleya đã bị khô lộ ra những con rệp vẩy. Lưu ý cây lan đã bị hư hại nặng vì bị nhiễm độc.

Photography: Stephen R. Batchelor

Sau đây là những hóa chất đậm đặc, việc làm loãng tùy thuộc vào công thức của mỗi loại nhãn hiệu.

Chú ý! – Thuốc diệt côn trùng là chất độc đối với cây lan đồng thời cả với bản thân bạn. Phải tuyệt đối cẩn thận! Khi bạn phun thuốc thì nên mặc áo choàng và quạt gió. Càng ít tiếp xúc trực tiếp với hóa chất càng tốt. Tắm qua sau khi phun thuốc. Lưu ý đến cả cây lan của bạn nữa, tiếp đến là cách bình chứa hoá chất. Đừng bao giờ dùng một liều lượng nhiều hơn liều lượng do các nhà sản xuất khuyến cáo. Khi phun thuốc bạn nhớ phun mặt trên của lá trước rồi phun đến mặt dưới. Nếu đây là lần đầu tiên bạn phun thuốc diệt côn trùng, thì bạn đừng phun cho toàn bộ số lan bạn có vì bạn chưa có kinh nghiệm. Hãy phun cho một ít cây với liều lượng thấp, đến tuần sau bạn quan sát chúng coi có cần thay đổi gì không. Nếu như đợt phun vừa qua có hiệu quả, và không làm cho các cây lan của bạn bị ngộ độc với nồng độ đã dùng, lúc đó bạn mới phun thuốc cho tất những cây lan của bạn có. Đây chưa phải là tất cả những gì cần nói về cách dùng hóa chất kiểm soát côn trùng và bệnh tật của cây lan. Muốn có thêm thông tin bạn lại phải đọc cuốn Sổ tay về côn trùng và bệnh phá hoại lan.

Rệp vẩy và rệp sáp (Scale and Mealybug)  – Ai trong số chúng ta có thể nói người đó chưa bao giờ bị rệp vẩy và rệp sáp phá hoại những cây lan của mình? Tôi đoán là rất ít!  Trong các loài côn trùng thông thường, thì chắc chắn loài này là những con côn trùng không chịu rời đi, gây nhiều phiền phức. Sau một giai đoạn ngắn dù còn là những con non, loài rệp sáp và rệp vẩy đưa cái miệng của nó vào bên trong phần thịt của cây lan không ngừng hút lấy chất lỏng trong bụng cây.

Khi các con rệp sáp và rệp vẩy còn non chúng có thân hình ô-van và nhìn thấy bằng mắt thường. Loài rệp sáp có bề ngoài hơi khác nhau một chút.

AOS Pet part 1_3

HÌNH 3 – Một loài thuộc họ rệp vẩy trông bề ngoài rất khác với hình 2 bám chặt vào lá cây lan Cynoches chlorochilum. Chung quanh nó là những vệt sáng cho thấy có sự tấn công của những con nhện nhỏ.

Chúng có cái thân mềm, được bao phủ bên ngoài màu trắng, có chất sáp, và bao quanh bởi những cái vòng trắng nhỏ như sợi tơ (Hình 1). Một vài loài rệp vẩy cũng gần giống như vậy, chúng có màu trắng, song trái lại, khi còn non chúng không có những vòng như tơ màu trắng (Hình 2). Không giống rệp sáp, rệp vẩy có nhận ra sự khác nhau giữa các loài trong dòng họ của chúng. Một vài loài thì có thân mềm và trắng, số khác thì lại có màu tối hơn, cứng hơn, hầu hết như một lớp bọc cứng (Hình 3). Những con rệp cái của loài rệp vẩy hình thành lớp vỏ bọc, sau khi giao phối với những con đực trưởng thành có cánh thì sẽ đẻ ra trứng. Mặt khác, đối với những con rệp sáp, lại đặt trứng lộ ra ngoài hơn, chúng có lớp giống cô-tông không thấm nước. Ngay cả trong giai đoạn trưởng thành, các con rệp sáp chỉ có thể di chuyển một cách chậm chạp, trong khi những con rệp vẩy cái thì vẫn ở nguyên một chỗ.

Với thói quen lờ đờ của những con trưởng thành, và với kích thước thân hình lộ rõ ra thì các con rệp vẩy cũng như rệp sáp đều dễ bị diệt – chỉ cần người trồng có kiểm soát. Bất kỳ phần nào của cây lan cũng có thể bị nhiễm độc, mặc dù là có khó khăn trong việc bắt chúng ra khỏi vị trí mà chúng đang kiếm ăn như dưới gốc, mặt dưới của lá và ngay cả ở rễ lan. Nếu như không phát hiện ra , đặc biệt là khi trời nóng ấm, đám ký sinh này sẽ phát triển cực nhanh. Những cây lan bị nhiễm nặng, như phủ một tấm màn và có những đốm đen ở những nơi những con rệp tấn công, trông giống như một vật mà ta tìm thấy trong những ngôi nhà hoang và có ma chứ không còn là một cây lan đã từng đoạt giải của người chơi lan nữa. Những gì mà các con rệp sáp và rệp vẩy để lại còn hơn cả kinh tởm, chúng tiết ra một chất nếu gọi một cách hoa mỹ là “mật ngọt”, một thứ vừa tạo ra rêu bồ hóng đen và thường có từng bầy kiến đi theo để gây độc. Những chồi non, mềm yếu là món khoái khẩu của những con rệp sáp sẽ phát triểm một cách dị thường và tiếp tục bị phá hoại (Hình 4).

AOS Pet part 1_4

Photography: Stephen R. Bachelor

HÌNH 4 – Các con rệp sáp phá hoại cây Paphiopedilum mới trồng. Nếu chúng cứ tiếp tục tấn công như vậy, kết quả sẽ là cây sẽ bị còi cọc và biến dạng.

Các loài rệp không bao giờ làm cho cây lan cứng cáp lên (Hình 2). Những mô bị phá hoại bởi rệp vẩy hoặc rệp sáp một thời gian dài sẽ chuyển thành màu vàng sau đó là đen (Hình 2 & 5). Nếu cứ như vậy, thời gian sau thì tất cả các lá và các chồi non đều bị vàng rồi chết. Đó là cây lan đã mất sức nghiêm trọng.

AOS Pet part 1_5

Photo by Stephen R. Bachelor

HÌNH 5 – Kéo dài thời gian rệp vẩy tấn công sẽ dẫn đến tình trạng là và giả hàng bị vàng và chết. Lưu ý rằng bức hình này được chụp sau khi đã phun thuốc diệt côn trùng nhưng một ít rệp vẩy vẫn còn đó.

Nếu ngay từ đầu, khi mà số rệp còn ít, việc bảo vệ sẽ dễ dàng hơn. Có thể dùng xà-bông pha loãng (hoặc loại xa-bông diệt côn trùng bán ngoài thị trường), gần như không độc, cũng có thể đủ để trừ khử sự phá hoại của rệp trước khi chúng có thể hành động. Một cái tăm bông (Q-tip) nhúng vào cồn cũng có tác dụng diệt và lấy đi những con rệp. Nhưng đôi khi phun vào một con rệp cái (mỗi con rệp cái trưởng thành có thể đẻ 300-600 trứng trong chưa tới hai tuần lễ) và những con khác cũng nhanh chóng cho kết quả. Sự nhiễm độc nặng do sự bất cẩn liên tục của những người yêu lan. Để giảm bớt phiền toái thì càng phải xử dụng các chất diệt côn trùng hiệu quả.

Một số chất pha để phun có hiệu quả đối với rệp sáp và rệp vẩy như Orthene (loại orthen 97 Pelette, chủ yếu rải vào đất để làm mồi bả – nd), một số thuộc dạng sữa hoặc bột hòa tan trong nước (như Vilappla 10 BTN; Vialphos 80 HN; Copper-zinc 85 WP; Padan 95 SP – nd). Loại có thể duy trì được lâu và tác dụng kéo dài hơn và nổi tiếng hơn, đó là Malathion. Đặc biệt với loại bột hòa tan, loại bám dính hoặc với một lượng nhỏ chất tẩy loãng có thể bao phủ hết các khu vực bị nhiễm đồng thời có tính thẩm thấu. Trong khi Orthene có ảnh hưởng một cách trực tiếp và có hệ thống với nó và với các chất diệt côn trùng khác để đạt được hiệu quả cao hơn. Vì vậy các bạn cố gắng phun thuốc vào cả hai mặt của lá lan cũng như đến khi ta thấy thuốc đã đến được cả nách lá và những nơi có nghi ngờ bị nhiễm độc. Phần lớn các loài rệp vẩy cũng như rệp sáp kháng thuốc nếu chỉ phun qua. Để trục xuất những con rệp đó, chúng ta có thể dùng bàn chải nhỏ nhúng vào thuốc hoặc để khô chà mạnh, như vậy thuốc phun sẽ thấm tốt hơn. Bằng cách này thuốc sẽ tiếp cận tới mọi nơi. Song dù sao việc phun thuốc cũng cần thực hiện trong vòng ba đến tuần lễ thì mới giải độc hết. Thuốc trừ rầy có tên Imidacloprit (là  thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc, vị độc, và nội hấp mạnh, đặc trị rầy nâu – nd) là hợp chất có tác dụng kiểm soát tốt.

AOS Pet part 1_6

Photography: Stephen R. Bachelor

HÌNH 6 và 7 – Những con rệp vừng ký sinh và hút các chất dinh dưỡng  từ những nụ hoa (hình trái) cho đến khi hoa nở , làm cho hoa của cây Tolumnia Golden Sunset nhỏ bé so với những bông hoa không bị bệnh

Aphids (Rệp cây, rệp vừng) –  Ngược lại với rệp vẩy và rệp sáp, rệp vừng là một mối nguy cho những cây lan còn non. Những con rệp vừng cái trưởng thành thường có cánh và bay vào các khu vực trồng lan để đẻ trứng hoặc đẻ con mà có khi không cần bạn tình.

aphids_2

HÌNH 8 – Con rệp vừng (Anphid)

Những con rệp vừng non trông khá trần trụi, các chân dài và có nhiều màu khác nhau, nhưng chú yếu là màu xanh lá, và cũng có thể là đỏ. Những vòi hoa đang phát triển – là niềm thích thú của những người trồng lan – lại là nơi hấp dẫn chúng thường lui tới (Hình 6). Hình 6, bên trái, nơi những con rệp vừng đang hút dinh dưỡng, thì hình 6 bên phải cho thấy kích thước và sức sống của hoa đã bị giảm đi đáng kể. Chúng truyền từ cây này sang cây khác, chúng ta nghi ngờ chúng đã truyền vi-rút rồi thì cây bị nhiễm bệnh. Bởi vì chúng thường tiết ra những mật ngọt, nên kiến luôn là bạn đồng hành của chúng.

Các biện pháp kiểm soát bằng hóa chất để chống lại các con rệp vẩy và rệp sáp như Orthene và Imidacloprid, nên thường xuyên dùng cũng có tác dụng diệt rệp vừng. Cũng là tốt nếu chúng ta phun cho tất cả các bộ phận của cây, nếu như ta phát hiện cây lan đã bị tấn công. Chỉ có một điều là nếu chúng tấn công vào cây lan đang trong thời kỳ phát nụ thì có thể tạo ra sự rủi ro. Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên phun với liều lượng thật loãng. Những bông hoa nở ra từ những nụ đã phun thuốc có thể bị biến dạng hoặc hư hỏng khi chúng đã bị côn trùng ký sinh ở đó. Nếu phun với lượng nhỏ xà-bông với nước thì kết quả cũng tương đương làm cho các con rệp vừng phải bỏ đi khỏi vòi hoa, ít nhất cũng là tạm thời, nếu như chúng ta không kỳ vọng vào vòi hoa sẽ nở hoa. Sau đó ta lại phun lần tiếp theo để tránh cho chúng quay trở lại.

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Kỳ sau: CÔN TRÙNG GÂY HẠI – PHẦN II

Cập nhật: 09/04/2020 — 15:16

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405