DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

Dành cho người mới chơi lan – Bài 12: Bệnh của Lan

BỆNH CỦA LAN

Tác giả: Stephen R. Batchelor

Khi tôi bắt đầu trồng lan vẫn thì vẫn đang trong tuổi “teen”, và tôi đã mua cây lan đầu tiên từ một nhà vườn ở địa phương. Tôi nghe người ta nói rằng lan sống trên cây, vì thế tôi đã treo cây lan đó trên cây ở sân sau. Trông nó rất lạ mắt, với những cái lá dai và thân dày, nhưng từ lớp vỏ lụa trên ngọn đã nhanh chóng xuất hiện hai bông hoa rất thanh tú, chưa bao giờ tôi được trông thấy. Cây lan được trồng trong chậu với những vỏ cây, giống như những miếng gỗ nhỏ, vì vậy hàng ngày tôi đã tưới nước cho nó một cách siêng năng

AOS benh 1

Photographer: Stephen R. Batchelor

HÌNH 1 – trong một tuần lễ, tình trạng thối đen đã làm giảm tuổi thọ của cây Cattleya lai như những gốc của nó ở hình trên.

Ngay sau khi cây lan ra hoa, các giả hành của cây lan của tôi đã bắt đầu có hiện tượng đen từ gốc trở lên. Trong một tuần lễ cuống lá bắt đầu trở nên màu vàng. Tôi thực sự khiếp sợ, đành phải đưa cây lan vào trong nhà, và cái lá duy nhất đã rời khỏi cây và rớt xuống trong lúc tôi di chuyển nó. Trong bàn tay run rẩy của tôi, tất cả còn lại đối với cây lan yêu quý của tôi chỉ là những giả hành rỉ nước và trở nên đen kịt.

Đó là sự khởi đầu đáng nhớ của tôi. Bạn đã có bao giờ gặp tình trạng như tôi chưa?

BỆNH CỦA LAN 1 – BỆNH THỐI RỮA DO NẤM

Hầu như mỗi người trồng lan đều trải qua kinh nghiệm với những tình trạng thối đen, bất kể họ có thừa nhận hay không! Bởi vì chính sự thối rữa này làm chết các mô của cây, và lây lan rất nhanh. Tôi mạo muội mà dự đoán rằng, số lan chết do bị thối rữa nhiều hơn số lan bị sâu bệnh. Những người mới chơi lan có thể có khuynh hướng chú ý nhiều hơn đối với tình trạng thối rữa do tưới quá nhiều nước, nhưng ngay cả đối với những người trồng lan có kinh nghiệm cũng phải dùng đến hoạt chất có gốc dầu để trừ khử.

Bệnh thối rữa, bản chất là do nấm, có hai loại nấm có liên quan, đó là Pythium ultimumPhytophthora cactorum. Chúng tấn công vào bất cứ bộ phận nào của cây lan, thông thường thì chúng hoạt động bắt đầu từ đáy chậu trở lên. Bệnh thối rữa là một bệnh rất nguy hiểm, cần phải tiêu diệt ngay, đầu tiên chúng xuất hiện ở rễ hoặc thân rễ, từ đó cúng lan tràn ra khắp thân cây.

AOS Benh 2

Photography: Stephen R. Batchelor

HÌNH 2 – Ngay sau khi thâm nhập (vùng khuất), loài nấm này đã tràn ra gần như toàn bộ giả hành của cây Cattleya.

Sự phá hoại của chúng đối với cây lan bắt đầu ngay từ trước khi  người trồng nhận ra sự việc. Chỉ khi sự phá hoại đã chuyển lên phần trên của giả hành, thường thì giả hành chuyển sang màu vàng trước, lúc này thì mọi chuyện đã quá trễ rồi. Chỉ có phần mô còn sống với màu xanh ở phần trên của giả hành cùng với cái lá của nó, lúc này cần cắt bỏ ngay ở gốc những rễ bị chết và không còn mắt thức nào. Trong thời gian rất ngắn, giả hành cũng trổ nên hoàn toàn đen, lá chuyển sang vàng và rụng mất. Bi kịch cuối cùng là một cây lan không còn lá, chỉ còn là một “bộ xương” đen (Hình 1).

Khi sự lây nhiễm tình trạng thối rữa bắt đầu từ lá hoặc từ giả hành, việc cần làm ngay là tách chúng ra trước khi chúng có thể hủy hoại cả cây lan. Sự lây nhiễm có thể bắt đầu như những chấm màu đen hồng và mềm, rồi chúng lan xuống mà không có sự báo trước nào (Hình 2). Những chồi mới được biết là rất dễ bị tổn thương do sự thâm nhập của tình trạng thối rữa này, có lẽ do những mô đó còn rất non, và vì thế là chỗ yếu, và cũng có thể là do sự phát triển của những cái lá, nơi chứa nhiều nước, là những điều kiện lý tưởng để lây nhiễm. Chất Pythium có công hiệu chữa bệnh thối rữa hoặc là giảm tình trạng chứa nước đối với những cây lan gieo hạt hoặc cấy mô trong những cái chậu chung. Trong điều kiện chật hẹp này sự phá hoại của bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền từ cây này sang cây khác. Những người trồng lan cần để mắt đến những mô bị đen, nhất là vào những thời kỳ thường xuyên ẩm ướt ở khu vực trồng lan của mình, lúc này cần có sự quan tâm cao. Ở những cây lan đã trưởng thành, các giả hành và thân rễ cần thỉnh thoảng bóc lớp vỏ lụa ngay khi chúng bắt đầu khô và chuyển sang màu nâu, nhằm mục đích là cho dễ quan sát các mô của giả hành. Một khi đã phát hiện ra những đốm đen ở thân cây, cần phải xử lý ngay. Bởi vì tình trạng thối rữa sẽ lây lan rất nhanh, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng đẩy cây lan vào tình trạng nguy hiểm.

Trong quá trình xử lý cây lan bị bệnh thối đen, bước đầu tiên là cắt bỏ tất cả các mô bị bệnh, phần cắt bỏ cách những mô chưa bị bệnh ít nhất là 1 inch (>3 cm). Hy vọng bằng cách này chỗ bị bệnh sẽ được cách ly khỏi cây lan. Điều này không gây đau buồn cho những người trồng lan nếu ta thực hiện những biện pháp kịp thời trên các lá lan, trên mỗi giả hành hoặc trên thân rễ. Phần nhỏ mà ta cắt ra thì cần xử lý bằng hóa chất. Nhưng nếu sự lây nhiễm đang lan rộng thì người trồng lan phải đối mặt với sự đau đớn là cắt bỏ toàn bộ giả hành bị bệnh, và cả chỗ giả hành tiếp xúc với thân rễ, làm như vậy để những phần còn lại của cây lan có cơ hội để chống chọi với bệnh này.

Thỉnh thoảng những giả hành phát triển trước sẽ chết. Đây có thể là một hiện tượng tự nhiên, nhưng sau đó thì chuyển sang màu sẫm hơn làm cho người trồng lan nghi ngờ. Những giả hành sống như vậy, dù rằng là hiếm hoi, nhưng cũng vẫn có thể là con đường để lây nhiễm (Hình 3). Vì vậy tốt nhất là cắt bỏ những giả hành đó và tiến hành xử lý bằng hóa chất như mô tả dưới đây.

Thuốc Truban 30 WP (Terrazole) được khuyến cáo nên dùng để diệt loài nấm gây bệnh này. Liều lượng khi xử dụng để xử lý cây bị nhiễm bệnh này là 1½ muỗng cà phê (1/2 muỗng ăn súp) cho một gallon nước. Nói cách khác, dung dịch này là loại chất bột có thể pha nước nên được dùng để phun vào chất trồng cho lan giống như ta tưới nước cho chúng vậy. Bộ rễ và chất trồng cần phải được súc sạch. Có thể áp dụng cách này trong thời gian một hoặc hai tuần lễ nếu thấy cần thiết phải xử lý triệt để. Loại thuốc diệt nấm có hệ thống là Aliette và các phụ phẩm của chúng cũng có thể là một cách kiểm soát hợp lý bệnh nấm.

AOS Benh 3

Photography: Stephen R. Batchelor

HÌNH 3 – Mặc dù những giả hành bị đen như thế này chết đi do đã “già”, làm cho màu của nó sẫm lại. Tốt nhất là cắt bỏ đi để tránh khả năng lây nhiễm.

BỆNH CỦA LAN – BỆNH THỐI RỄ 

Thuốc Thiophanate-methyl là một loại thuốc trị nấm khác có hiệu quả, cho bệnh Rhizoctonia solani hoặc bệnh thối rễ. Bệnh thối rễ này nói chung là giới hạn đối với rễ của những cây lan trưởng thành, chúng chỉ phát triển tới thân rễ và lá của những cây lan con được nhân giống bằng hạt hoặc cấy mô. Không giống như bệnh thối rữa có nguyên nhân từ bệnh Pythium và Phytophthora, các cơ chế này đưa tới tình trạng làm giảm kích thước của hoa mà nguyên nhân là tình trạng mất rễ. Những cây lan sống trong những chất trồng đã bị phân hủy đặc biệt rất dễ bị tổn thương. Những cây mẫu trồng trong những cái chậu lớn có khuynh hướng chịu ảnh hưởng của tình trạng thối rễ khi mà chúng mọc theo hướng tâm của chậu. Mặt khác, tình trạng ẩm ướt trong khi trồng các cây con vào chung một chậu cũng là nguyên nhân của bệnh Rhizoctonia làm chết cây.

Nếu như có thể thì thay chậu cho những cây bị nhiễm Rhizoctonia rồi cắt bỏ hết những rễ hư và chất trồng, rồi sau đó ngâm cây lan vào thuốc diệt nấm trong 5 phút, sau đó thì trồng lại vào chậu, hoặc thay chậu mới ngâm cả chậu vào thuốc với nồng độ được khuyến cáo. Loại thuốc diệt nấm Thiophanate-methyl được đưa ra thị trường dưới nhiều tên và nồng độ khác nhau, tất cả đều có hướng dẫn xử dụng. Cẩn phải cẩn trọng để giữ cho cây lan ở chỗ khô và không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, làm vậy để kích thích cho rễ mới phát triển.

Tình trạng “lá héo rũ Fusarium” cũng có triệu chứng tương tự với bệnh thối rễ, và do vậy cũng có thể xử lý bằng thuốc diệt nấm Thiphanate-methyl. Những cây đã bị bệnh cũng sẽ bị mất rễ tiếp theo là các giả hành và lá bị nhăn lại.

AOS Benh 4

Photography: Karen

HÌNH 4 – Vết thâm hoặc vết bỏng trên cây Phalaenopsis (Hồ điệp thường chỉ cho ta biết là chúng đã bắt đầu bị nhiễm khuẩn. Những vết bỏng này sẽ nhanh chóng lan ra và hợp lại với nhau.

Tình trạng bệnh Fusarium oxysporum f. cattleyae được nhận thấy khi chúng xuất hiện trên cây lan qua chỗ cắt phần cuối của thân rễ và bắt đầu với những giải màu hồng khi chỗ thân rễ bị bệnh đắt bỏ. Bạn có thể tham khảo thêm qua tài liệu có tựa đề “Sổ tay về sâu bệnh của lan”, trong đó có đưa ra những chiến lược quản lý. Harry C. Burnett đã đề nghị xử lý bệnh này bằng Banrot khi xuất hiện bệnh Pythium, Phytophthora, Fusarium và Rhizoctonia.

AOS Benh 6

BỆNH CỦA LAN – BỆNH THỐI RỮA DO VI KHUẨN

 Bệnh thối rữa của lan cũng có thể có nguyên nhân từ vi khuẩn. Điều này cũng không quá nghiêm trọng đối với những người trồng lan, ngoại trừ một thực tế rằng những hiện tượng thối rữa do vi khuẩn cần được kiểm soát bằng một liệu pháp nào đó khác với những biện pháp được khuyến cáo khi xử lý bệnh thối rữa do nấm. Sau này được xác định là biện pháp trung gian giữa hai biện pháp (do nấm và do vi khuẩn).

Nói chung, các vi khuẩn làm cho những chỗ thối rữa có màu nâu và mềm nhũn – được xác định đó là loài vi khuẩn Erwinia, Pseudomonas hoặc Enterobacter – đều là loài gây hại cho phần đỉnh của lan, tập trung vào những phần đang phát triển của Phalaenopsis (Hồ điệp) và Paphiopedilum(lan hài). Vì vậy người ta gọi chung là bệnh thối ngọn, thường các cây Hồ điệp bị tấn công. Từ ngọn, những lá mới và những lá già xuất hiện và hình thành những chỗ đọng nước trong một thời gian nào đó (Hình 4, bài 12B). Đám vi khuẩn này cần một bề mặt ẩm ướt làm điều kiện để thâm nhập và lây nhiễm vào các mô của cây, và chỗ nước này là điểm bắt đầu dẫn sự lây nhiễm vi khuẩn tới cây lan.

AOS Benh 5

Photography: Karat Miller

HÌNH 5 –  Việc lây nhiễm bởi vi khuẩn thường bắt đầu từ ngọn lá, như ở cây Paphiopedilum concolor ở trên, và chúng lan ra tới mép lá như thủy triều vậy.

Mặt khác, tình trạng thối đen bởi nấm thường xuất hiện ở những loài lan có những giả hành ở giai đoạn hình thành, như là loài Cattleya. Với những loài lan này, bệnh do vi khuẩn thường có giới hạn, không làm chết cây lan, chỉ có những đốm đen.

Sự khác biệt giữa tình trạng thối rữa do nấm và do vi khuẩn thường không rõ ràng. Người ta có tranh cãi rằng bệnh thối rữa do vi khuẩn nói chung chỉ là có màu nâu hạt dẻ (Hình 1,2,3, bài 12 A). Đúng vậy, nói thế không là sai (Hình 7, Bài 12C). Người ta cũng có thể nói rằng bệnh tối rữa do vi khuẩn thì kém nguy hiểm hơn, và hình như là chúng lây lan chậm hơn, do vậy người trồng lan có nhiều thời gian hơn để kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn gì và tình trạng của những cây lan bị nhiễm. Bất kể thế nào, hãy quan tâm đến câu sau đây: một khi cây lan bị nhiễm bệnh do nấm cũng như bởi vi khuẩn, dù là ở giả hành của câyCattleya hay ngọn của cây hồ điệp thì cũng đều nghiêm trọng và không sớm thì muộn toàn bộ cái cây sẽ bị chết.

Cũng giống như bệnh thối rữa do nấm, chúng bắt đầu khi ta thấy một mảng màu sẫm, một ít mô ở chỗ nào đó của cây bị hoại, và chúng thường xuất hiện khi môi trường bị ẩm ướt. Khoảng giữa lá, sẽ xuất hiện bệnh nhiễm giống như những chấm hoặc như những mụn nước (Hình 4, bài 12A). Dần dần, bệnh thối rữa do vi khuẩn sẽ bắt đầu từ phần ngọn của lá, rồi lan dần xuống đến hết cái lá (Hình 5). Nếu bệnh thối rữa xâm nhập đến ngọn của cây lan, thì những lá sau này cũng bị nhiễm  và lá sẽ rụng xuống mặc dù phần lớn cái lá vẫn còn màu xanh (Hình 6). Điều này xảy ra vì điểm tiếp xúc với cây lan mới chỉ là điểm bắt đầu, trường hợp như vậy thì những cây lan bị nhiễm bệnh đương nhiên sẽ rơi rụng thành các phần rồi chết.

AOS Benh 6

HÌNH 6 – Tình trạng thối rữa do vi khuẩn Erwinia đã lan tới đỉnh của cây lan hài lai này, chúng ta thấy có nhiều lá dễ dàng bị xâm nhập đồng phá hủy một số chồi mới.

Sự lây nhiễm vi khuẩn còn được biết đến khi chúng làm cho những lưỡi mèo bị hư hỏng. Biểu hiện của nó cũng giống như mô tả ở trên, và có thể trở nên nghiêm trọng từ chỗ các lưỡi mèo trở nên màu nâu, khi những lưỡi mèo đó bị đọng nước. Khi nụ hoa đã hình thành bên trong lưỡi mèo cũng sẽ nhiễm bệnh và chết hoặc thui chột.

Việc kiểm soát bệnh úng thối do vi khuẩn giống như trị đám nấm, đầu tiên cắt bỏ những phần của cây bị nhiễm trước khi chúng có thể tràn ra chỗ khác, nơi các mô vẫn còn sống. Sự lây nhiễm đó vẫn còn giới hạn ở lá (hoặc lưỡi mèo), ta cần cắt bỏ đi, cắt tiếp khoảng 1 inche hoặc hơn một chút của những mô còn sống, như vậy ta có thể hy vọng sẽ làm cho cây không bị nhiễm hết. Những lá đã bị nhiễm hoặc những lá già ở gốc cần bỏ đi, có thể bứt chúng ra một cách dễ dàng mà không cần dụng cụ cắt. Tiếp theo dùng thuốc kháng sinh phun vào những chỗ cắt. Thuốc chống khuẩn và chống nấm Physan, dùng rất tốt để bảo vệ cây lan khỏi bị lây nhiễm bởi vi khuẩn hoặc dùng để phòng ngừa nếu ta thường xuyên dùng nó. Liều lượng xử dụng Physan là 1-1½ muỗng cà phê cho một gallon nước lã. Physan nên phun đẫm vào những cây đã bị lây nhiễm, nhất là những nơi như ngọn cây lan hoặc cuống lá.

AOS Benh 7

HÌNH 7 – Loài vi khuẩn hình que có tên là Pseudomonas cattleyae, thường thấy ở những cây hồ điệp bị nhiễm vi khuẩn. Những lá già còn lại mặc dù vẫn xanh nhưng rồi cũng sớm rụng vì chúng đã bị nhiễm ở phần cuống.

Tiếp đến, phun loại thuốc diệt nấm có gốc đồng có tên là Phyton 27, cũng có thể diệt khuẩn, song dù sao cũng phải thử cẩn thận đề tránh cây lan bị ngộ độc. Nhớ rằng có một vài giống lan rất nhạy cảm với đồng. Một ít người trồng lan đã thành công trong việc xử lý tình trạng thối ngọn của lan hồ điệp với bột cinnamon, một loại thuốc dành riêng để diệt nấm và diệt khuẩn.

BỆNH CỦA LAN – CÁCH PHÒNG NGỪA ( phần cuối )

Trái với hầu hết những côn trùng gây hại cho lan, chúng thường ăn trên bề mặt của cây lan, bệnh thối rữa xâm nhập vào bên ngoài các mô rồi lan rộng ra và ăn đến mô ở bên trong. Vì vậy, sau khi bị nhiễm và đã xử lý mà bạn chỉ phun thuốc lên bề mặt thì nhìn chung là kém hiệu quả. Nếu có thể thì cắt bỏ những chỗ bị lây nhiễm rồi hủy đi. Tiếp đến hãy phun hoặc ngâm hẳn cây lan vào hóa chất để bảo vệ cho những mô còn lại.

Cách làm này với những cây lan bị thối rữa hoặc với nhiều bệnh khác là để phòng ngừa sự xâm nhập và lây lan khác. Mầm bệnh thì có ở mọi nơi trong môi trường trồng lan, trong khi đó ngoài cây lan ra ít khi người trồng lan áp dụng những giải pháp phòng ngừa (trong phạm vi rộng). Người trồng lan vẫn có thể giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh thối rữa bằng nhiều cách. Chỉ khi môi trường quá ẩm ướt, là điều kiện đầu tiên làm cho bệnh xâm nhập, vậy thì cố gắng đầu tiên của chúng ta là giảm thiểu thời gian cây lan bị ướt. Thật là khó khăn để tránh đọng nước trên lá lan, nếu như việc tưới nước cho lan được thực hiện vào buổi sáng sớm, khi mà sự bốc hơi nước tốt nhất chưa tới, do đó nên rút ngắn thời gian tưới nước lại. Một cách tự nhiên, nếu như sự thông gió, không khí chuyển động thường xuyên sẽ giải quyết vấn đề này rất tốt. Cố gắng không để nước bắn tung tóe, từ cây này sang cây khác, vì bệnh từ cây này sẽ lây nhiễm sang cây khác. Sau khi tưới nước, nước còn đọng lại trên đỉnh cây lan cũng như ở những chồi mới, cố gắng bỏ nước đọng đó đi, vì ngay cả dưới không khí khô, lượng nước đó cũng bốc hơi rất chậm. Nếu như những điều kiện không dẫn đến việc bốc hơi nước nhanh, nhất là vào ngày u ám của mùa đông, việc tưới nước nên hoãn lại.

Đối với mặt dưới của rễ hoặc của thân rễ cũng vậy, không nên để chúng bị quá ướt. Các chất trồng đã bị phân hủy hoặc bị ngậm nước sẽ là một điều kiện lý tưởng để lây nhiễm bệnh thối rữa. Thay chậu một cách cẩn thận cũng là một phần của chương trình phòng ngừa. Một thói quen tốt như việc luôn khử trùng trước đồ dùng để cắt làm cho những chỗ cắt được vô trùng cũng tạo ra sự khác biệt lớn. Tôi vẫn thường hơ vào lửa dao kéo bằng một cái quẹt gas rẻ tiền để khử trùng một cách nhanh chóng. Một cách khác là nhúng dụng cụ vào nước sôi có pha 2% chất Formalin hoặc Clorox, hoặc dùng loại lưỡi dao dùng một lần rồi bỏ. Nếu chúng ta cắt cây lan với cùng một con dao đã bị lây nhiễm thì bệnh thối rữa, các bệnh khác và virus sẽ lan truyền ra cả vườn lan. Những vết thương hình thành trong quá trình cắt tỉa các mô của cây lan chẳng khác nào lời mời gọi sự lây bệnh. Điều đó giải thích vì sao những người trồng lan kỳ cựu cố gắng ngăn chặn sự lây nhiễm bằng cách đặt hoặc rải bột chống nấm. Dùng dao đã được đốt nóng cắt bỏ những chỗ đã bị tàn úa (theo kinh nghiệm của Thomas, 1980). Tất cả những gì đã cắt bỏ thì nên bỏ ra thật xa để tránh lại bị đám vi khuẩn tấn công.

Dù cho những biện pháp này đã được tiến hành một cách cẩn trọng, người trồng lan cũng khó tránh khỏi bệnh thối rữa do nấm hoặc do vi khuẩn không lúc này thì cũng lúc khác. Những người chơi lan nghiệp dư nên đặc biệt cảnh giác trong thời gian có thời tiết lạnh, trời không nắng và ẩm ướt, mà điều kiện đó thường xuất hiện vào những tháng mùa đông. Cũng như đã đề cập đến trong những bài trước, thời điểm này là lúc bệnh thối rữa xuất hiện nhiều nhất (mặc dù chúng vẫn có thể xuất hiện trong những ngày ấm áp trong năm). Cũng như vậy, nạn nhân của bệnh thối rữa là những cây lan nhỏ, đó là những cây sinh ra từ gieo hạt hoặc từ cấy mô. Nhìn chung, những cây lan con và những cây yếu ớt thường dễ bị tấn công và dễ bị tổn thương, mặc dù ta thấy chúng vẫn có thể khỏe mạnh, nhưng mà nếu có hoa thì kích cỡ hoa của chúng làm ta thất vọng. Những cây lan làm mẫu cũng là ứng viên tiềm năng cho việc lây nhiễm, đặc biệt khi chúng được trồng trong chung một chậu. Những chất trồng ở giữa chậu là nơi lâu khô nhất, cũng là nơi bị phân hủy đầu tiên, và trên đỉnh của những giả hành già nhất cũng là yếu nhất. Nhiều cây lan mẫu đã bị mất khả năng sinh con, rồi nhiễm bệnh thối rữa có thể cũng bắt nguồn từ đây.

Cuối cùng, chúng ta nên tiến hành phun định kỳ, coi đây là một phần của chương trình phòng ngừa sự lây nhiễm. Chúng tôi khuyến cáo dùng Physan để phòng cả nấm và vi khuẩn làm cho các mô bị thối rữa ở những cây lan con. Thuốc Physan do Công ty Consan Pacific Inc. sản xuất, nên được phun hàng tháng, với liều lượng 1-1½ muỗng cà phê cho một gallon nước. Làm như vậy sẽ tạp nên một lớp bảo vệ trên bề mặt thân và lá lan ngăn không cho sự lây nhiễm có thể khởi sự./.     HẾT

Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ

Mời các bạn đón đọc loạt bài mới: ẢNH HƯỞNG DI TRUYỀN CỦA HỌ LAN CATTLEYA

Cập nhật: 09/04/2020 — 15:16

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405