Teuscheria
Tông: Maxillarieae
Tông phụ: Maxillariinae
Phân bố: Có 7 loài ở Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Thân rễ ngắn hoặc dài, bao bọc bởi những lớp vỏ lụa gối lên nhau. Giả hành nhỏ, hình trứng, bao bọc bởi lớp vỏ lụa của lá, trên đỉnh có 1 lá. Lá hẹp, gấp nếp và có cuống. Vòi hoa phát xuất từ gốc, đứng thẳng hoặc buông rủ, có 1 hoa, hoa to, phiến hoa dày. Các lá đài và cánh hoa gần giống nhau. Lá đài sau và lá đài hai bên không liên kết với nhau, lá đài hai bên liến kết với chân trụ hoa tạo thành cái cằm. Môi liên kết với chân trụ hoa, có móng ở chân. Khối phấn 4.
CÁCH TRỒNG
Chúng cần nhiệt độ trung bình, ánh sáng tốt và độ ẩm cao. Nếu trồng trong chậu, chúng cần được ở trong chất trồng thông thoáng, thoát nước tốt. Chúng thường siêng ra hoa khi đã phát triển ra đến mép chậu, vì thế không nên thường xuyên thay chậu. Những loài nào có thân rễ dài thì nên trồng bằng cách ghép. Một khi cây đã phát triển đầy đủ thì giữ khô, chỉ thỉnh thoảng phun sương để giữ cho giả hành không bị teo tóp.
Thân rễ được kéo dài ra. Vòi hoa thẳng đứng, dài 7-8 cm, hoa to chừng 1 cm, mọc từ đốt, màu hồng tím hoa cà. Môi uốn cong, có những sọc sẫm màu hơn, trông như cái cằm treo ngược lên.
Lan biểu sinh, trong các khu rừng mây phủ, trên độ cao 1.000-1.500 m, ở Ecuador.
Cùng loài: Bifrenaria pickiana Schlechter.
Giả hành dài 3 cm, to 2 cm, mọc trên thân rễ.
Lá dài 60 cm, rộng 3 cm. Vòi hoa dài 3 cm, hoa dài chừng 2 cm, màu hồng, mặt trong của môi màu vàng.
Lan biểu sinh, trong rừng nhiều mưa, trên độ cao 50-1.000 m, ở Belize, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Guyana, Mexico.
Teuscheria wageneri
Cùng loài: Bifrenaria wageneri Reichenbach f.; Và loài Stenocoryne wageneri (Reichenbach f.) Kraenzlin; Và loài Teuscheria venezuelana Garay
Giả hành mọc thành cụm, dài 2,5 cm. Vòi hoa buông rủ, dài 10 cm, hoa to 5 cm. Các cánh hoa và lá đài màu đồng pha màu hạt dẻ. Môi màu trắng, ánh lên màu hồng ở riềm, với một mô sần trồng như có bột, màu vàng kim.
Lan biểu sinh, trong rừng mây phủ, trên độ cao 1.200-1.400 m, ở Venezuela.
Nguồn tài liệu: SÁCH HOA LAN ( của Bác Phạm Tiến Khoa )