DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

Phương pháp trồng lan từ hạt và lan cấy mô (phần cuối)

Bài: của Bác Phạm Tiến Khoa ( kenhantan.com )

Các bạn thân mến,

Phần cuối của loạt bài về “Trồng lan từ hạt và cấy mô” có một vài thuật ngữ về hóa sinh tôi hỏi nhiều người và tìm kiếm trên Google đều không có kết quả. Đó là từ “Went”, thông thường ‘went’ là thì quá khứ của to go, nhưng đây là một chất dinh dưỡng có tên là “Went” và tác giả viết hoa cùng với “Vacin” (Vacin and Went). Với trình độ ngoại ngữ có phần hạn chế của tôi, nên tôi đành để nguyên từ đó trong tiếng Anh. Mong các bạn thông cảm và thứ lỗi. Bạn nào biết nó có nghĩa là gì, xin chỉ bào, thành thật cảm ơn.

Có thể nhân giống lan bằng cách phối giống, phối giữa giống này với giống khác để cho ra một giống mới mang theo đặc tính của cả hai giống. Ngược lại nếu ta nhân giống bằng cách cắt ngọn, giả hành và các chồi mới, thì thực tế là nhân giống vô tính đơn bào, cây con mà chúng ta nhân giống ra thì chỉ mang những đặc tính duy nhất của cây mẹ. Nhưng không phải giống lan nào cũng có giả hành, chồi non hoặc cây con. Ngoài ra, số lượng các cây có chức năng sinh dưỡng là có giới hạn. Vì vậy, vào năm 1960 Morel đã cho ra đời kỹ thuật cấy mô. Về cơ bản đây là phương pháp nhân giống lan với số lượng lớn. Một chút mô còn sống hoặc một phần cây đang phát triển được tách ra khỏi bất kỳ phần nào của cây rồi đưa chúng vào những cái chai đã có sẵn các chất dinh dưỡng dưới điều kiện vô trùng. Người ta đã thành công khi các mô, các phần của cây được tách ra tạo thành hàng ngàn cây con có cùng chung những đặc tính như cây cha mẹ của chúng.

Thông qua cách nhân giống bằng cấy mô này, chúng ta sẽ có một số lượng lớn cây lan chỉ trong một thời gian ngắn. Việc này đã mang lại lợi ích lớn cho ngành kinh doanh hoa lan cắt cành. Các cây thuộc sinh sản vô tính có cùng một đặc tính và đương nhiên đồng thời có cùng chất lượng. Vì việc nhân giống bằng cấy mô không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi mùa trong năm, vì vậy có thể nhân giống quanh năm, đồng thời cũng làm cho các cây con không nhiễm bệnh. Các cây mẹ cần được kiểm tra coi có nhiễm bệnh trước khi nó được đưa vào làm cây mẹ.

Ngày nay kỹ thuật cấy mô đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp trồng hoa cắt cành để nhân giống bằng sinh sản vô tính những cây lan thượng thặng. Dưới đây là các bước tiến hành.

Lựa chọn cây làm nguồn nhân giống

Cây được lựa chọn làm cây mẹ phải là cây khỏe mạnh và không nhiễm bất kỳ sinh vật vi mô nào. Nhóm các tế bào cắt từ cây mẹ ra để chuẩn bị cho quá trình nhân giống được gọi là mô và các bộ phận của cây mà từ đó ta tách ra gọi là vị trí của mô. Đối với những loài lan đa thân, những chồi non có chiều cao 2,5-7,5 cm có thể được dùng cho việc cấy mô. Đối với những loài lan đơn thân thì mô cần có chiều dài 10 cm. Đỉnh những chồi hoa, chồi cây hoặc các chồi hoa mọc ở nách lá đều có thể dùng cho việc cấy mô. Việc này đòi hỏi phải hy sinh các chồi đã phát triển, thậm chí phải hy sinh cả cây lan trong trường hợp nó là loài đơn thân. Mặt khác, một số bộ phận của cây lan cũng có thể dùng để cây mô như đầu rễ, đầu lá, chồi hoa và những mắt ngủ từ cụm hoa, song cũng chỉ hạn chế trong một ít giống lan.

Khử trùng

Trong kỹ thuật cấy mô nếu có xuất hiện vi khuẩn, nấm mốc thì mô sẽ không phát triển. Do vậy những mô mà chúng ta cắt ra từ cây mẹ phải được xử lý trong môi trường vô trùng. Một phòng có thông gió thì phải bảo đảm rằng bộ lọc gió đã không bị nhiễm vi khuẩn. Phải rửa tay bằng xà-bông sát trùng và sát trùng các dụng cụ bằng cồn.

Dùng dao mổ đã sát trùng để tách chồi ra khỏi cây mẹ. Cần tách các lá cẩn thận để lộ ra những búp hoa ở đỉnh cũng như ở nách lá. Những thân lộ ra đó cần phải được rửa sạch bằng xà-bông sát trùng và nước. Phần này sau đó ngâm với nước tẩy gia dụng loại 10-12% trong thời gian năm đến mười lăm phút. Những chồi nhỏ thì thời gian ngâm ngắn hơn thời gian ngâm những chồi lớn.

Cắt và ghép

Để khử trùng, ở những chỗ cắt ta lấy nước đã pha với các chất khử trùng bôi vào. Nếu có điều kiện thì ta nhúng cả thân vào nước có chất khử trùng đó. Dùng dao mổ và kẹp chúng ta cắt rời chồi khỏi thân. Cần cẩn thận làm sao chỉ cắt chồi mà không làm ảnh hưởng đến chung quanh mô.

Sau khi cắt rời chồi ta đưa ngay chúng vào trong cái chai đã có sẵn chất dinh dưỡng cùng chất khử trùng, lấy giấy nhôm bọc kín lấy miệng chai và đặt chai vào máy lắc. Chất lỏng dinh dưỡng hình thành bởi muối cơ bản gồm Vacin và Went, có bổ xung thêm nước dừa. Chai dùng để chứa mô được chiếu sáng với cường độ sáng từ 1.000 đến 3.000 nến, đồng thời đặt trên máy rung lắc liên tục từ 8 đến 16 giờ mỗi ngày và để ở nơi có nhiệt độ 25 độ C, cộng trừ 2 độ C.

Sự khởi đầu và nhân thêm nhiều tế bào (Mầm rễ)

Rung lắc trong giai đoạn đầu là rất quan trọng để hình thành nhiều tế bào của chồi. Ngoài ra việc rung lắc như vậy sẽ làm tăng lượng không khí trong môi trường dinh dưỡng, kích thích các tế bào được tăng thêm và phân phối đều chất dinh dưỡng. Tùy thuộc vào loài lan lai hoặc các loài lan khác, các mô sẽ hình thành sau một hoặc hai tuần lễ. Những mô này sau sẽ phát triển thành các mầm rễ chỉ trong thời gian từ một đến ba tháng. Có thể cắt tiếp chúng thành những miếng nhỏ, rồi lại hình thành những mầm rễ khác khi ta đưa chúng vào chất dinh dưỡng lỏng. Và cứ tiếp tục làm như vậy, chúng ta sẽ có vô số các mầm rễ.

Sự biến đổi mầm rễ thành cây con

Để kích thích cho sự chuyển đổi của mầm rễ, ta chuyển chúng vào chất dinh dưỡng Went và Vacin đậm đặc với nước dừa. Sau một đến ba tháng, chồi và rễ sẽ phát triển. Qua một đôi lần chuyển với cùng chất dinh dưỡng, bổ xung thêm chuối và đường trước khi cây con hình thành là đủ để các cây hình thành. Như một nguyên tắc, những loài lan lai như Dendrobium và Aranda sẽ cho cây con trong vòng một năm kể từ lúc bắt đầu. Những loài phát triển chậm như Arachnis, Aranthera, Renanthera và Ascocenda có thể cần tới trên một năm tới hai năm.

Sự thành công của việc cấy mô phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn mô, thời kỳ vô trùng và chất dinh dưỡng để nuôi mô. Nếu chúng ta lựa chọn vào thời điểm thích hợp thì cơ hội thành công tăng lên. Thời gian để khử trùng mô là điểm cốt yếu, vì nếu thời gian khử trùng ngắn sẽ không diệt được vi khuẩn và nấm, nhưng nếu để lâu quá thì có khi lại giết chết mô. Trong việc cấy mô, chất dinh dưỡng nuôi mô trong giai đoạn đầu giữ vai trò rất quan trọng. Cũng xin nhớ, mỗi loài lan có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Điều này chỉ có thể thông qua kinh nghiệm thì mới biết được, kinh nghiệm sẽ giúp hoàn chỉnh mặt kỹ thuật./.

Phương pháp trồng lan từ hạt và lan cấy mô
Chồi non mới xuất hiện của loài lan đa thân được cắt rời khỏi cây mẹ

Một chồi của loài lan đơn thân được cắt một đoạn 10 cm, tính từ đỉnh
Một chồi của loài lan đơn thân được cắt một đoạn 10 cm, tính từ đỉnh

Phương pháp trồng lan từ hạt và lan cấy mô
Sau khi bỏ hết lá đi, chúng ta sẽ thấy mầm non ở đỉnh (a) và ở nách lá (b)

Phương pháp trồng lan từ hạt và lan cấy mô
Hình trên: Cắt mầm bên từ chồi non trong điều kiện vô trùng
Hình dưới: Sau khi được sát trùng bằng chlorox, mầm được cắt rời ta và đưa chúng vào chai chứa các chất dinh dưỡng vô trùng. Miệng chai được hơ qua lửa rồi đậy kín lại.

 

Cập nhật: 15/04/2020 — 18:15

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405