DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

VÌ SAO LAN CHẾT

VÌ SAO LAN CHẾT?

Ngày mới chơi lan, tôi tin rằng lan sẽ chết nếu giá thể giữ nhiều nước, quá ẩm ướt. Lan sẽ chết nếu như không che nắng. Lan sẽ chết nếu như bón nhiều phân…

Vì rất nhiều người chơi lan “bảo thế”.

Thực tế cuộc sống, trồng và chăm sóc hoa lan nói riêng cũng như mọi ngành nghề khác nói chung: Kinh nghiệm là tốt, tuy nhiên kinh nghiệm cũng là sự trói buộc, kinh nghiệm cũng là sự cố chấp bảo thủ nếu chúng ta không “thử khác đi”, nếu như chúng ta không thực nghiệm nghiêm túc, nếu chúng ta không phá vỡ lối mòn, và nếu chúng ta không nhìn ra thế giới xem nước ngoài họ làm như thế nào…

Tại sao Đài Loan họ trồng lan Giả Hạc (Phi Điệp) trong 1 cái cốc cao 6cm, miệng cốc rộng 5cm với giá thể ướt nhẹp là dớn trắng Chi Lê mà cây lan to bằng ngón tay cái, cao hơn 1m.

Tại sao bao nhiêu người nói rằng lan kiếm phải trồng thật khô, giá thể thật ráo nước cây mới sống được, trong khi đó tôi thấy Thái Lan và bản thân tôi đã và đang trồng bằng xơ dừa bột, chậu chỉ có 1 lỗ dưới đáy, giá thể lúc nào cũng có thể vắt ra từng giọt nước mà kiếm lên tốt thế, bản lá 6-7cm?

Tại sao cứ phải theo lối mòn mỗi tuần phun thuốc Ridomil + Starner hoặc Kin Kin Bul + Benkona… 1 lần? Không phun thì có làm sao không? Liệu lan có chết không?

Sau nhiều năm quan sát, thực nghiệm, so sánh đối chiếu, tôi rút ra được vài điều tâm đắc sau, xin được chia sẻ cùng quý bạn. Có lẽ không theo lối mòn sẽ nhận nhiều gạch đá, nhưng tôi đã làm và đã quan sát từ hàng trăm giàn lan lớn nhỏ khác nhau ở Việt Nam, nếu các bạn muốn thoát khỏi gông cùm xiềng xích của kinh nghiệm thời 2.0; 3.0 để đến 4.0 thì hãy thử xem.

1. Lan chết vì kiệt sức. Kiệt sức vì không có rễ hoặc có rễ mà rễ đã chết nên không hề hút được nước và dinh dưỡng. Kiệt sức vì ép ra hoa hoặc chích thuốc quá tàn nhẫn để ép đẻ keiki hoặc con.

Trường hợp không có rễ nhưng tiểu khí hậu tốt, thoáng khí và độ ẩm không khí cao, nắng không gay gắt và nhiệt độ ôn hòa dưới 33 độ thì lan vẫn có thể từ từ đẻ con và ra rễ được. Nhưng chỉ cần 1 trong các điều kiện trên không đảm bảo, thì tỉ lệ chết rất cao. Cái chết đến từ từ chứ không chết liền.

2. Bị sốc phân sốc thuốc mà chết. Mỗi cây lan và mỗi giai đoạn phát triển của lan đều có một “ngưỡng” chịu đựng khác nhau. Ví dụ 1 chậu Đai Châu trưởng thành và quen ăn phân bạn có thể phun NPK liều 6 gam pha 1 lít nước, nhưng liều như vậy phun cho Phi Điệp thì cây có lẽ sẽ chết luôn.

Vì thế khi dùng phân thuốc cho lan, bạn nên tập dần dần cho lan quen từ từ. Đừng dại dột nghe các chuyên gia trên mạng khuyên “tuyệt chiêu” này tuyệt chiêu kia. Mỗi giàn lan và giống lan cần phải linh động, làm theo đúng “quy trình”, đừng làm theo “chiêu trò”.

Tôi đã rất nhiều lần xử lý giúp những giàn lan thiệt hại vài tỉ vì áp dụng chiêu trò mà không hiểu gì về sinh lý của cây lan.

Có nhiều người quá thông minh sẽ bị thông minh hại. Đó là “học lỏm”. Thấy người ta bón 100 viên phân tan chậm cho 1 chậu lan đường kính 14cm, mình cũng học theo, cuối cùng thì lan nhà mình chết gục sau vài ngày mà không thể lý giải được.

Bạn không hiểu được rằng 100 viên phân bạn thấy trong chậu, không phải người ta bỏ vào 1 lần, mà là cứ 3 tháng người ta lại cho thêm 25 viên, sau 1 năm mới thành ra 100 viên như bạn nhìn thấy.

3. Bị chết thối do vi khuẩn. Nhất là vi khuẩn gây thối nhũn là vi khuẩn thủy sinh, nghĩa là mưa nhiều, môi trường quá ẩm ướt là điều kiệm sống và phát triển của vi khuẩn. Giá thể ướt không làm lan chết, lan chết là do vi khuẩn xâm nhập vào, mà sự ẩm ướt của giá thể là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sống.

4. Nấm gây bệnh chết nhanh cũng là nấm thủy sinh. Vì thế mưa dầm hoặc không khí quá tù túng, ẩm độ cao làm nấm sinh sôi nảy nở nhanh.

Nhưng nguyên nhân 3 và 4 tôi mới trình bày bạn nên hiểu như thế này:

– Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào lan và gây thối qua khí khổng hoặc qua các vết xước do côn trùng chích hút. Nếu nấm khuẩn không thể xâm nhập được thì làm sao lan thối được.

– Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào lan và gây thối qua khí khổng hoặc qua các vết xước do côn trùng chích hút. Nếu nấm khuẩn không thể xâm nhập được thì làm sao lan thối được.

– Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào lan và gây thối qua khí khổng hoặc qua các vết xước do côn trùng chích hút. Nếu nấm khuẩn không thể xâm nhập được thì làm sao lan thối được.

– Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào lan và gây thối qua khí khổng hoặc qua các vết xước do côn trùng chích hút. Nếu nấm khuẩn không thể xâm nhập được thì làm sao lan thối được.

Cân đối là gì? Cũng khó mà nói chính xác được, tuy nhiên gần chính xác đó là cây cần Đa Lượng (Đạm, Lân, Kali – NPK), Trung Lượng (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh – Ca, Mg, S) và Vi Lượng (Sắt, Kẽm, Đồng, Molipden, Bo, Mangan…- Fe, Zn, Cu, M, B, Mn…). Tôi thấy, đa số mọi người chỉ tập trung vào NPK, hầu như quên bổ sung trung vi lượng cho lan.

Hoặc sai lầm khác đó là bón phân quá cực đoan, chỉ tập trung vào 1 chất nào đó, ví dụ suốt cả năm chỉ cho lan ăn 30.10.10 để lan to và dài, không thắt ngọn. Để cây lan trong chuồng cọp thì lan sống được, chuyển sang giàn khác với điều kiện ăn nước mưa vài lần có khi lan chết luôn.

Hoặc sai lầm khác đó là bón phân quá cực đoan, chỉ tập trung vào 1 chất nào đó, ví dụ suốt cả năm chỉ cho lan ăn 30.10.10 để lan to và dài, không thắt ngọn. Để cây lan trong chuồng cọp thì lan sống được, chuyển sang giàn khác với điều kiện ăn nước mưa vài lần có khi lan chết luôn.

Kinh nghiệm của tôi cũng sẽ trói buộc các bạn. Các bạn đọc tham khảo suy ngẫm một chút thôi. Đừng tin hết! Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Hình ảnh chính là ví dụ về giá thể giữ ẩm, giữ nước, bón phân với số viên nhiều trong chậu và giàn lan thông thoáng.

 

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405