Cách trồng lan Hồ điệp

Để lan Hồ điệp phát triển tốt, ngoài việc phải biết cách trồng lan hồ điệp, biết cách chăm sóc cho cây lan, chúng ta phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnh của lan Hồ điệp mới có thể giúp cây phát triển được tốt nhất.

Ánh sáng cho lan hồ điệp

Hoa lan Hồ điệp đã và đang được sản xuất với số lương lớn nhất so với các loài lan khác trên thị trường. Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong tự nhiên chúng bám trên các cành cây trong rừng, dưới bóng râm của các tán lá. Do đó cần có ánh sáng cho lan hồ điệp thích hợp để chúng phát triển.

Các khuyến cáo của chúng tôi đối với người trồng có tính chất thương mại, là ánh sáng cho lan Hồ điệp thích hợp với cường độ từ 1.000 đến 2.000 nến. Cây Hồ điệp lớn của tôi (từ đây trở đi, tất cả chủ từ đều chỉ tiến sĩ Wang) có tên là Phalaenopsis Tam Butterfly (mất bốn năm rưỡi từ khi gieo hạt), đã ra hoa mùa thứ ba, trong điều kiện cường độ ánh sáng cho lan hồ điệp bằng 600-1.000 nến, với hoa lớn đạt 10 cm (4 inch), trên một vòi hoa có phân nhiều nhánh. Nhìn chung, khi trời trở nên mát mẻ (18,3 oC) thì cần có ánh sáng cho lan hồ điệp mạnh hơn, và giảm cường độ sáng cho lan hồ điệp khi trời trở nên nóng hơn (30 oC), nhằm tránh cho lá bị quá nhiệt, dẫn đến tình trạng cháy lá. Những khí khổng trên mặt lá lan Hồ điệp sẽ mở ra trong thời gian không có ánh sáng để tiếp nhận carbon dioxide, và chúng gần như đóng lại vào ban ngày để bảo toàn nước. Điều này sẽ giúp cho lá có cơ hội giải tỏa nhiệt trên lá bằng cách trao đổi nhiệt.

Các cây lan Hồ điệp nhỏ thường mọc ở những nơi có cường độ ánh sáng thấp hơn 1.000 nến. Đối với tôi, các cây lan nhỏ tôi đặt dưới ánh sáng 800 đến 1.000 nến trong thời gian 2 tuần lễ, sau đó tôi lấy chúng ra khỏi chai (cấy mô) chuyển ra nơi có cường độ ánh sáng 1.500 nến để thúc cho cây lan hồ điệp phát triển.

Phần lớn những người có sở thích trồng Hồ điệp trong nhà hoặc dưới ánh sáng nhân tạo, trong môi trường này, mức độ ánh sáng cho lan hồ điệp mà chúng hấp thu trong 24 giờ thấp hơn đáng kể so với các điều kiện về ánh sáng cho lan hồ điệp với điều kiện lý tưởng trong nhà kính. Song dù sao những người đó vẫn có những cây Hồ điệp ra hoa. Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu ánh sáng mà cây Hồ điệp cần để cho chúng phát triển và ra hoa?

Tôi trồng mấy cây lan Hồ điệp Joseph Hampton ‘Diane’, thuộc loại sinh sản vô tính, đã được giải thưởng danh dự của Hội Hoa lan Hoa kỳ. Cây này tôi trồng trong nhà kính với ánh sáng vào lúc trưa tối đa là 1.400 nến. Khi những bông hoa đầu tiên của mỗi cây nở đầy đủ (mãn khai) là vào cuối tháng Giêng năm 1993. Để tìm ra manh mối nhu cầu về ánh sáng mà lan Hồ điệp cần, tôi đã di chuyển các cây này vào một phòng, điều chỉnh cường độ sáng ở các mức 50, 100, 150 hoặc 250 nến, bằng ánh sáng của đèn ống, có ánh sáng lạnh, trong suốt 12 giờ mỗi ngày, nhiệt độ trong phòng là 20 và 25 oC, tôi nhận thấy rằng cây Hồ điệp mà tôi đặt dưới cường độ ánh sáng 100 nến vẫn tiếp tục ra hoa dài ngày hơn (127 ngày), hơn hẳn những cây đặt dưới cường độ ánh sáng 150 hoặc 250 nến (chỉ có 118 ngày, xem bảng 1). Song dù sao, hoa của những cây đặt dưới cường độ ánh sáng 50 và 100 nến (đây là cường độ ánh sáng trong hầu hết các cơ quan) thì hơi nhỏ hơn (chỉ từ 10,6 cm đến 10,9 cm), nhỏ hơn các cây đặt dưới ánh sáng cao hơn (11,2 cm). Nụ hoa luôn phát triển đầy đủ ngay trong điều kiện ánh sáng cho lan hồ điệp chỉ ở mức 50 nến. Như vậy có thể kết luận rằng, cây lan Hồ điệp chỉ cần cung cấp 50 nến trong thời gian 12 giờ mỗi ngày cũng đủ để chúng phát hoa. Sự khác nhau có thể xuất hiện ở các loài lan lai tạo khác.

Những cây lan hồ điệp này được tôi giữ dưới cường độ ánh sáng tương ứng trên hai năm tròn, cho đến cuối tháng Hai, 1995. Trong suốt thời gian đó, những cây để dưới ánh sáng 50 hoặc 100 nến đều không ra hoa vào mùa ra hoa của chúng. Chỉ có một nửa số cây giữ ở cường độ ánh sáng 150-250 nến mới cho ra hoa. Còn những cây để ở mức 50 nến chỉ cho lá dài và rất đẹp (Bảng 1). Do cường độ ánh sáng cho lan hồ điệp đã tăng lên, nhiều lá đã hình thành với nhiều dài lớn hơn (Bảng 2). Tất cả những lá trưởng thành có chiều dài tương tự nhau (34 cm), không kể là ở cường độ ánh sáng nào.

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy rằng, nhu cầu cường độ ánh sáng tối thiểu cho sự phát triển tính chất thực vật và sự tái tạo của lan Hồ điệp là khác nhau. Mặc dù ánh sáng cho lan hồ điệp ở mức 50 nến đủ để cho các cây lan phát triển lá, nhưng các cây lan hồ điệp khỏe mạnh cần mức độ ánh sáng cao hơn 250 nến để có thể một trăm phần trăm đều ra hoa. Điều này có thể giải thích vì sao nhiều người trồng lan Hồ điệp không ra hoa, mặc dù họ đã giữ nhiệt độ nơi trồng đúng và đủ để cây phát hoa, có nghĩa là họ đã không cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho chúng.

Khi ánh sáng cho lan hồ điệp yếu thì phải tăng thời gian phơi sáng để có tổng lượng ánh sáng đủ theo yêu cầu của cây lan hồ điệp.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều loài lan không phát triển tốt và một số cây trở nên úa vàng do để phơi sáng liên tục. Các lá cây lan Hồ điệp phát triển đầy đủ và hấp thu carbon dioxide tốt chính là vào thời gian không có ánh sáng trong ngày. Vì thế mỗi ngày nên có thời gian để lan trong bóng tối để chúng phát triển tốt nhất.

Có một kinh nghiệm của riêng tôi như sau, cùng một lúc tôi dùng bốn phòng, tôi phơi sáng các cây ở mức sáng 800, 300 hoặc 40 nến, 12 tiếng mỗi ngày, trong suốt 68 ngày, nhiệt độ trong phòng là 20 oC vào ban ngày và 15 oC vào ban đêm. Các cây khác tôi để trong bóng tối liên tục. Kết quả là những cây được phơi sáng dưới cường độ 800 nến hoặc 300 nến thì nhú vòi hoa sau 5 tuần lễ, trong khi các cây được phơi sáng ở mức độ 40 nến, thì đến cuối tuần lễ thứ sáu vẫn chưa thấy nhú vòi hoa. Những cây nói sau, sau đó chúng được chuyển vào nhà kính thì chúng lại ra hoa bình thường. Về điểm này, tôi nghĩ rằng nó cũng giúp ích nếu được áp dụng. Đó là làm chậm việc ra hoa của cây lan và cho chúng ra hoa vào thời điểm mà mình mong muốn.

Bước tiếp theo là tôi đặt ba nhóm lan Hồ điệp cấy mô (sinh sản vô tính) vào trong ba phòng trồng lan với điều kiện đã nói ở trên, nhưng không phải là tất cả được đặt trong tối, một nhóm được đặt dưới ánh sáng 800 nến trong mỗi chu kỳ là hai tuần. Kết quả mỹ mãn, so với nhóm được phơi sáng, tôi đã làm chậm thời gian ra hoa của các nhóm trong tối đúng bằng thời gian chúng ở trong bóng tối. Sau đó cả ba nhóm này đã nở hoa cứ mỗi hai tuần lễ kể từ khi ra nụ. Còn chu kỳ phát hoa của chúng rất chính xác là 123 ngày kể từ khi chồi hoa nhú ra đến khi hoa nở, số lượng hoa cũng như kích thước của hoa của tất cả các cây lan hồ điệp đều như nhau.

Do các điều kiện về môi trường trong các nhà kính thay đổi bất thường nhiều hơn là môi trường được kiểm soát tốt trong các phòng thí nghiệm, vì vậy tôi cũng không chắc kinh nghiệm này có giúp ích được nhiều cho những người trồng lan thương mại hay không.

Vào năm 1995, tôi được sự trợ giúp của Hội Hoa lan Hoa kỳ, tôi tiến hành một thí nghiệm khác đối với các cây lan Phalaenopsis Tam Buterfly. Để tránh cho các cây lan trong nhà kính bị quá nhiệt, tôi đã dùng các tấm vải đen làm che mất 93 phần trăm ánh sáng (râm 93%) trong thời gian hai, ba, bốn hoặc năm ngày trong một tuần lễ, chỉ cho các cây lan hồ điệp tiếp xúc với ánh sáng trong thời gian tôi bỏ các tấm vải đen che phủ ra. Thí nghiệm này được tiến hành vào ngày 15 tháng Chín, trước thời gian chồi hoa hình thành và kết thúc vào 22 tháng Giêng. Kết quả như sau:

  • Các cây không bị che nở hoa vào ngày 8 tháng Hai, 1996.
  • Các cây bị che 5 ngày một tuần, ra chồi hoa vào ngày 10 tháng Hai, và nở hoa vào ngày 9 tháng Năm, 1996 (xem bảng 3).

Không có sai biệt về số lượng cũng như kích thước của hoa. Mặc dù, các cây lan hồ điệp được che 4 ngày/tuần cũng ra hoa chậm hơn có một tháng trong mùa hoa 1995-1996. Nhưng cây có tuổi non hơn một năm so với các cây thí nghiệm cũng ra hoa vào vụ hoa 1995-1996 nhưng chậm hơn ba tháng.

Người ta có thể tìm cách sắp xếp cho các cây lan hồ điệp nở hoa theo ý muốn và có thể để cây lan trong bao lâu trong các cuộc thí nghiệm. Tôi đã che phủ một số lượng lớn cây lan hồ điệp Plalaenopsis Tam Betterfly trong một cái lồng, mỗi tuần năm ngày, bắt đầu từ ngày 2 tháng Giêng. Tôi đưa một nhóm ra khỏi cuộc thí nghiệm vào mỗi tuần khác và đặt chúng dưới các điều kiện được quy nạp. Cuộc thực nghiệm này đã thành công, các cây đó ra hoa  vào thời gian sau đó (bảng 3). Những cây còn lại tôi đưa ra ngoài vào ngày 2 tháng Ba, chúng đã không ra hoa cho tới đầu tháng Sáu, và số lượng hoa cũng ít hơn (18 so với 41 đối với những cây có kiểm soát, xem bảng 4). Do nhiệt độ không khí trong nhà kính tăng lên vào cuối mùa xuân, nên các vòi hoa xuất hiện chậm hơn mà thời gian nở hoa lại ngắn.

Nhiệt độ không khí dưới tấm phủ cao hơn không khí trong nhà kính từ 2 đến 4 oC. Vì thế chúng ta cần quan tâm nhiều đến vấn đề nhiệt độ, đừng để nó tăng lên cao quá. Vì vậy các cây được che phủ để làm chậm việc ra hoa có thể sẽ an toàn hơn và tốt hơn ở nơi có nhiệt độ không khí mát mẻ hơn. Nếu không sẽ có một số cây nhú vòi hoa ngay trong thời gian bị che phủ. Khi thấy hiện tượng này thì ngay lập tức đưa những cây đó ra ngoài nơi có ánh sáng thích hợp cho lan hồ điệp. Ở những vùng có số ngày nắng không nhiều vào mùa thu và mùa đông, người ta không nên che phủ tới 5 ngày/tuần, như vậy cây sẽ không bị yếu.

Người ta cũng cần biết độ dài của thời gian một cây lan Hồ điệp cần có để phát hoa, và thời gian từ lúc xuất hiện vòi hoa đến thời gian hoa nở để có một thời gian biểu chính xác cho việc ra hoa theo ý muốn.

Nếu các bạn muốn áp dụng phương pháp làm chậm ra hoa này mà không thành công, thì hãy đưa cây lan hồ điệp vào nơi có nhiệt độ 28 oC trong mọi thời gian để có cây lan không phát vòi hoa được. Đây là một phương pháp đắt đỏ mà nhiều nhà trồng lan ở Nhật bản đã áp dụng để làm chậm việc ra hoa.

Tôi có kế hoạch nghiên cứu bổ sung để quyết định thay đổi về mặt sinh học và hóa học trong các lá cây lan Hồ điệp và các chồi ở nách lá trong thời gian xử lý cho cây lan chậm ra vòi hoa. Kết quả sơ bộ cho thấy việc tích tụ axit malic (chất chuyển hóa đầu tiên tiếp theo sự hình thành carbon dioxide) đã làm suy yếu cây lan Hồ điệp sau khi đặt chúng vào chỗ tối trong mấy ngày. Như vậy có khả năng mức độ đường và tinh bột trong lá cây lan cũng suy giảm, điều đó làm cho vòi hoa không xuất hiện ở những cây đặt trong bóng tối./.

Bảng 1. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Tính chất của lan hồ điệp Phalaenopsis Josep Hampton ‘Diane’. Dưới các điều kiện ánh sáng trong 25 tháng.

Cường độ sáng(tính bằng nến) Thời gian hoa tàn(ngày) Kích thước hoa(cm)
50 127 10,6
100 127 10,9
150 118 11,2
250 118 11,2
Bảng 2. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Sự phát triển của Phalaenopsis Joseph Hampton ‘Diane’ dưới các điều kiện ánh sáng trong 25 tháng.

Cường độ sáng(nến) Số lá mới Chiều dài trung bình của lá trưởng thành Tổng chiều dài của các lá mới
50 4,0 34,5 137
100 4,8 32,9 154
150 5,1 33,9 165
250 5,6 34,3 191
Bảng 3. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Ảnh hưởng của việc phơi sáng các cây lan trong thời gian trong tối (D) và ngoài sáng (L) khác nhau trong chu kỳ tuần lễ trên việc phát vòi hoa và nở hoa của lan hồ điệp Phalaenopsis Tam Butterfly (1995-96). Cuộc thí nghiệm bắt đầu từ 15/9/1995.

Thí nghiệm(Ngày) Ngày nảy chồi hoa Ngày hoa nở Tổng số hoa
Có kiểm soát Ngày 7/10 Ngày 8/2 41
2D/5L Ngày 14/10 Ngày 20/2 39
3D/4L Ngày 18/10 Ngày 21/2 43
4D/3L Ngày 8/11 Ngày 6/3 38
5D/2L Ngày 10/2 Ngày 9/5 32
Bảng 4. Về nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp.

Ảnh hưởng của việc di chuyển định kỳ từ một thí nghiệm làm chậm phát chồi hoa trên lan hồ điệp Phalaenopsis Tam Butterfly. Cuộc thí nghiệm được bắt đầu ngà 15 tháng 9, 1995 và các cây vẫn được để trong bóng tôi mỗi tuần 5 ngày và phơi sáng mỗi tuần 2 ngày.

Cây lan được xử lý đến ngày (năm 1996) Ngày xuất hiện chồi hoa1995-1996 Ngày hoa nở(1996) Tổng số hoa
Có kiểm soát Ngày 7/10/1995 Ngày 8/2 41
Ngày 2/1 Ngày 6/2/1996 Ngày 8/5 27
Ngày 17/1 Ngày 12/2/1996 Ngày 5/5 22
Ngày ½ Ngày 24/2/1996 Ngày 16/5 23
Ngày 16/2 Ngày 14/3/1996 Ngày 23/5 25
Ngày 2/3 Ngày 28/3/1996 Ngày 3/6 18

Nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis

Nhu cầu ánh sáng cho lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis.

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến chất lượng giá thể

Giá thể của hoa lan Hồ Điệp phải khá tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải cỏ khả năng giữ nước như gỗ mùn, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu… Dưới rễ của cây non lót một lớp rêu hoặc trồng cây lan non trực tiếp vào rêu. Với những giá thể trồng khác nhau cũng phải có cách trồng và chăm sóc khác nhau đặc biệt là chế độ nước tưới, với những giá thể kém giữ nước thì phải tưới thường xuyên hơn.

Giá thể trồng lan Hồ điệp

Dùng rêu để làm giá thể trồng lan, cần phải xử lý tiệt trùng trước và phải rửa nhiều lần (3-4 lần). Giai đoạn cây non của lan Hồ Điệp kéo dài, do vậy nếu dùng rêu để làm giá thể ươm cây lan con thì phải lựa chọn loại rêu chất lượng tốt. Loại rêu nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì rêu vẫn có mầu xanh, dễ bị thối mốc dẫn đến thối rễ hoa lan, cây lan con sinh trưởng kém, các loại sâu bệnh có cơ hội để phát triển, làm chết cây non.

Xem thêm : ánh sáng cho lan

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến chậu trồng lan

Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, chậu nhỏ màu trắng và trong suốt, để có lợi cho hệ rễ của lan phát triển và quang hợp. Căn cứ vào kích thước cây lớn, nhỏ mà chọn chậu trồng lan thích hợp. Cây lan non trồng trong chậu đường kính 8-10 cm; 3-6 tháng sau lớn thành cây lan trưởng thành trồng sang chậu đường kính 12-15 cm, tiếp tục trồng 4-6 tháng có thể tiến hành xử lý thúc ra hoa.

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến  nhiệt độ

Hoa lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ miền nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp để trồng lan Hồ Điệp tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng lan hồ điệp ban ngày là 25-28°C, ban đêm là 18-20°c, giai đoạn ươm cây con thì cần nhiệt độ ban đêm là 23°c. Nếu nhiệt độ nhà trồng lan thấp hơn 15°c, rễ cây ngừng hút chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng ngừng lại, thậm chí là bị lạnh hại làm cho rụng nụ và hoa hoặc khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nhỏ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Giai đoạn phân hóa hoa đòi hỏi phải có sự cách biệt khá cao về độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 25°c, ban đêm 18-20°c, kéo dài 3-6 tuần rất có lợi cho sự phân hóa hoa lan.

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến  ánh sáng

Hoa lan Hồ điệp rất sợ ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp, do đó cần phải có biện pháp che sáng đồng thời tùy thuộc vào tuổi cây lan lớn nhỏ mà có biện pháp điều chỉnh ánh sáng trồng cho thích hợp. Thời kỳ ươm cây lan con, nhu cầu về ánh sáng cho lan hồ điệp có cường độ là 10.000 – 12.000 lux, giai đoạn bánh tẻ là 12.000 – 20.000 lux, giai đoạn thúc ra hoa là 20,000 – 30.000 lux. Trong điều kiện trồng trong nhà lưới, mùa hè và thu phải che đi 75 – 85 % ánh sáng, cần phải có 2 lớp che sáng đặt chồng lên nhau, mùa đông xuân thì ánh sáng yếu hơn, chỉ cần che 40 – 50 % ánh sáng là đủ. (xem thêm: giàn che cho lan)

Ánh sáng cho Hồ điệp
Thử nghiệm nghiên cứu thực vật cho thấy sự cải thiện của hoa Hồ điệp dưới quang phổ rộng

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến nước tưới

Các mùa khác nhau, lượng nước tưới cũng khác nhau. Các giá thể trồng khác nhau thì lượng nước tưới cùng khác nhau. Do lá của lan Hồ Điệp khá dày lượng nước chứa trong lá khá nhiều nên lan Hồ Điệp chịu hạn tốt. Mùa xuân độ ẩm không khí cao nên cách 3 – 7 ngày tưới nước cho lan hồ điệp một lần: mùa hè, thu, nhiệt độ không khí cao, lượng nước bốc hơi mạnh, thông thường cách 1 – 2 ngày tưới đẫm nước một lần; còn mùa đông nhiệt đô thấp, ẩm độ không khí cũng thấp, để đảm bảo những điều kiện nhất định về ẩm độ đồng thời tránh cho lá tích nước, nếu lá tích nuớc sẽ làm cho lá bị lạnh hại. Vì thế thông thường vào lúc sau 10 giờ sáng và trước 15 giờ chiều thì tưới nước. Nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được thoáng khí thông gió để cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết sẽ giảm sự phát sinh của bệnh hại.

Nguyên tắc tưới nước: Giá thể giữ ở mức lúc khô lúc ướt, nếu thấy giá thể khô thì tưới nước và tưới ướt đẫm. Lan Hồ điệp là loài lan có rễ buông trong không khí nên độ thông thoáng của hệ rễ sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Khi dùng rêu làm giá thể trồng, nếu nước đọng trong rêu lâu ngày thì nước sẽ lấp đầy các khe trống, không khí ở các lỗ trống trong giá thể bị nước đẩy đi hết mà không khí bên ngoài cũng không vào được dẫn đến cây bị thiếu ôxy làm cho rễ không hô hấp được bình thường, các quá trình sinh lý giảm, rễ cây không thể hút nước và chất dinh dưỡng. Đồng thời do giá thể không đủ ôxy nên những vi sinh vật háo khí có chức năng phân hủy chất hữu cơ không thể hoạt động được bình thường, ảnh hưởng đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng, làm cho các vi sinh vật yếm khí sinh sôi nảy nở, tăng độ chua của giá thể, tạo ra một số axit như HSO4; NH4… khiến cho rễ bị đầu độc. Trong quá trình trồng lan Hồ điệp hay gặp phải hiện tượng giá thể bị chua có mùi hôi thối, chính là vì giá thể bị quá ướt lâu ngày tạo thành.

Cách trồng lan Hồ điệp liên quan đến  phân bón

Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của lan Hồ điệp, cần bón N,P,K với tỷ lệ cao (30-10-10) hoặc tỷ lệ cao (20-10-20). Còn thời kỳ sinh trưởng sinh sản, cần bón ít phân N tăng phân P, K (tỷ lệ 10-30-20). Trước khi xử lý thúc ra hoa, phun thêm KH2PO4 có lợi cho việc hình thành và phát triển của chồi hoa, làm cho cành hoa to mập, nên bón phân cho lan dưới dạng dung dịch là chủ yếu, nồng độ là 0,05 – 0,1% để phun, cách 7-10 ngày phun 1 lần.

Một số giống lan Hồ điệp

Hoa lan Hồ điệp Phalaenopsis sumatrana
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis sumatrana

Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis violacea
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis violacea

Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis hieroglyphica
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis hieroglyphica

Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis schilleriana
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis schilleriana

Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis bastianii
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis bastianii

Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis gibbosa
Hoa lan hồ điệp Phalaenopsis gibbosa