DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG HOA LAN – NGUYỄN VĂN CHÁNH

KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG HOA LAN

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LAN

  1. Cơ quan sinh dục của Lan

Hình thái Hoa Lan

Tất cả Hoa Lan chủ yếu có bảy bộ phận:

  • 3 lá dài, 3 cánh hoa, 1trụ (trục hợp nhụy, phần sinh dục)
  • 3 lá dài thường cùng màu nằm phía sau
  • 3 cánh hoa nằm kề bên trong, hai cánh bên thường giống nhau về màu sắc và hình sạng. Cánh còn lại nằm phía dưới, thường có màu sắc và hình dạng đặc sắc, khác hẳn hai cánh bên trênl còn được gọi là môi hay lưỡi. Chính cánh môi này quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa Lan.

Trước khi hoa nở, môi nằm ở vị trí phía trên, nhưng khi hoa nở nó đã bị xoay đi 180 độ, làm cho môi quay xuống phía dưới tạo thành mộ bãi đáp cho côn trùng đến thụ phấn.

Chính một cánh biến thái này khiến cho hoa Lan khác hẳn với những hoa khác.

  • Trụ (nhụy):

Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó cũng là phần sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi giống của cây Lan. Trụ gồm chung hai phần đực và cái phối hợp lại nên còn gọi là Trục Hợp Nhụy.

Phần đực nằm bên trên của trụ, thơngf có nắp chư chở, bên trong chứa phấn khối (màu vàng).

Phần cái nằm ở dưới cái mõ có hốc lõm còn gọi là nuỗm có chứa chất nhầy để giữ các hạt phấn khi chúng chạm vào đó cũng là nơi tiếp nhận phấn hoa của bộ phận đực trong sự thụ phấn để thành lập trái về sau. (Phấn hoa dính lại thành khối, không dời từng hạt như ở các loại hoa khác.)

Sự hiện diện của trụ là phần hợp nhaát của bộ phận sinh dục đực và cái. Đó là đặc điểm quan trọng, chỉ có ở Phong Lan.

Tóm lại hoa Lan tổ chức theo kiểu tam phân: 3 lá dài, 3 cánh hoa, 3 tâm bì.

  • Bầu noãn

Tiếp nối với trụ là bầu noãn. Bên trong bầu noãn có một buồng do 3 phần làm ra gọi là 3 tâm bì. Trong buồng ấy chứa vô số những hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn, nằm theo chiều dài của tâm bì còn gọi là 3 đường thai tòa. Sau khi thụ phấn và thụ tinh thì các tiểu noãn sẽ biến đổi và phất triển thành hộ trong khi bầu noẵn sẽ to ra thành trái. Trái chính sẽ nứt ra theo 6 đường dọc theo 3 đường thai toàn để phóng tích hột ra ngoài.

  1. Cấu trúc:
  • Căn cứ vào cấu trúc của cây Lan, đa số tập trung vào 2 nhóm: nhóm đa thân và nhóm đơn thân.
  • Nhóm đơn thân gồm có: Van đa, Phaleanopsis, Aerides, Rhychostylis, Mokara ..vv..

Đây là nhóm cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao. Ở nhóm này là được sếp thành hai hàng đổi nhau, lá trên một hàng xen kẽ với hàng kia. Ở một số giống như Phaleanopsi các đốt rất ngắn và lá trở nên dày đặc.

  • Nhóm đa thân:

Đây là nhóm phát triển theo chiều ngang và đi tới, cây tăng trưởng liên tục. Nhóm này chia làm hai nhóm phụ, căn cứ vào cách ra hoa;

  • Nhóm ra hoa ở đỉnh ngọn: Gồm Laelia, Cattleya… (ra hoa ở giã hành mới)
  • Nhóm ra hoa ở thân: Dendrobium, Cymbidium, Oncidium…

Nhóm này giả hành rất biến động, có nhiều hoa giả hành ở dạng thân cây. Các loài của giống Dendrobium thường cho các giả hành mới trên ngọn thân giả hành cũ. Mỗi đợt tăng trưởng mới bắt đầu khi các mắt phát triển. Cánh hoa cũng thay đổi, vài loài hoa trên các giả hành mới như: Cattleya, Laelia… còn các loài khác được hình thành trên các giả hành cũ như: Dendrobium, Epidendrum…

Giả hành: Có một sự biến động rất lớn về giả hành của Lan từ giống này sang giống khác và ngay trong cùng một giống. Giả hành của Lan chỉ xuất hiện trên các loài Lan thuộc nhóm đa thân. Khác với các loài thực vật khác giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục tố, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới, sau khi Lan trổ hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu sự thiếu nước xảy ra thì các nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân.

Giả hành có nhiều dạng: dạng hình thoi như: Cattlây, hình trụ như dendro, hình tháp như Cymbidium, Oncidium…

Thân: Thân lan không có phộ phận dự trữ chất dinh dưỡng và nước khoáng như giả hành. Thân Lan chỉ có ở các loài đơn thân (chỉ có một số loài thuộc giống Dendrobium và Epidendrum vừa có thân vừa có giả hành). Thân thường biến động rất lớn từ 10-20 cm và có thể cao 3-4m hoặc cao hơn nữa.)

Lá: Tùy theo loài mà lan thơngf có nhiều loại lá khác nhau. Lá có những loài bản rộng, bìa lá có thể có rang cưa. Lá có thể mọc đối xúng hoặc không. Đuô lá có thể tròn hoặc nhọn hoặc khuyể.s Tuy nhiên diểm chung nhất ở các loài lan là lá thường dài, rộng gắn vào thân hoặc giả hành bởi một cuống là dài hay ngắn. Cấu trúc và trạng thái cảu lá có thể cho biết một số điều sau:

  • Lá càng dày: chịu hạn tốt.
  • Lá mỏng và mềm phải thường xuyên tưới nước, giữ ẩm thường xuyên.
  • Lá hình que, hình trụ, thể hiện chịu nắng tố, có thể chịu ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Căn hành: chỉ có ở Lan da thân. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc lưu niên. Chính tại giả hành tiếp xúc với căn hàng từ một đến 2 mắt,. Mắt là nơi hình thành những giả hành mới. Căn hành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi cây sống cây Lan. Do đó ăn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng lan theo phương pháp cắt chiết thông thường.

Rễ: Ở loài lan đa thân rễ thường được hình thành từ căn hành. Rễ loài lan đa số có hình trụ, thường rất dài và phân nhánh. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và xen kẽ với lá. Trên bè mặt rễ Lan có sự cấu trúc đặc biệt khác với những loài thực vật khác: đó là chất mô xốp. Chúng thường có màu trắng nhưng khi được thấm nước chúng trỏe nên xanh trong, chất liệu này hết sức quan trọng, có tác dụng hút nước nhiều nhất và nhanh nhất. Vì vậy, để phát triển chúng phải có sự đột biến giữa khô và ướt. Do đó cây Lan cần điều kiện thông thoáng của rễ bằng cách điều chỉnh chế độ tưới nước sao cho hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước. Trạng thái của rễ cũng thể hiện trạng thái của cây Lan có phát triển tốt hay không. Tưới nước nhiều, bón phân không thích hợp, sự phân hủy của giá thế (đất trồng) sẽ đem đến sự ức chế cho rễ, làm cho rễ ngưng phát triển.

ĐIỀU KIỆN SINH THÁI CỦA HOA PHONG LAN

Trên thế giới, Phong Lan được phân bố trên một diện tích khá rộng từ 68 độ vĩ Bắc đến 58 độ vĩ Nam, nghĩa là gồmm ba vùng khí hậu khác nhau, có lạnh, có nóng, có ôn hòa. Được sống với môi trường phù hợp, các giống Lan đều phát triển tốt, ra hoa đều đặn đúng mùa. Vì vậy, tố nhất là chúng ta chỉ nên trồng những loại hoa Lan nào phù hợp với môi trường sinh thái của chúng, như vậy mới đem lại kết quả như ý. Với Lan ngoại nhập hoặc Lan rừng nội địa, khi mua ta cũng nên hỏi kỹ xuất xứ của chúng tại đâu để xem có phù hợp với môi trường sinh thái nơi mình sẽ trồng hay không. Vì thực tế cho thấy loài Lan xứ lạnh không thể cho hoa ở xứ nóng và ngược lại.

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở cây Lan

Trong việc trồng hoa Phong Lan, người ta phải kết hợp các yêu tố môi trường với các điều kiện sinh lý của cây Lan sao cho thật phù hợp, vì vậy mà có những phương cách trồng khác nhau ở những nơi khác nhau và ngay cả những giống loài khác nhau cũng phải có cách trồng khác nhau. Không có mô hình cứng ngắc trong việc trồng Lan, cho nên cách trồng ở Đà Lạt không thể áp dụng cho miền trung, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay ngược lại. Ngay tại thành phố, việc trồng trên sân thượng hay ở sân vườn sát mặt đất cũng phải khác nhau. Vì vậy mà việc trồng Lan tốt đẹp ở vường này lại không mang lại kết quả tốt ở vườn khác néu ta áp dụng một cách máy móc. Cho nên chúng ta phải rút ra những quy luật ở mỗi cách trồng để vận dùng vào mỗi hoàn cảnh cụ thể.

  • Ánh sáng: ánh sáng là tối cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Lan. Ánh sáng đem năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp. Nhờ vậy mà câu Lan tạo ra được chất dinh dưỡng. Khi ánh angs ít thì cây Lan không tạo ra đủ dưỡng liệu để sống. Nếu mỗi ngày chỉ có 8 giờ sáng thì nhiều cây không phát triển được. Vì cường độ sáng tỷ lệ thuận với cường độ quang hợp cho nên vào những ngày nắng cây cần nhiều nước và muối khoáng để tạo ra dưỡng chất hơn là lúc trời âm u. Đó là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón vào mùa nắng, giảm đi vào mùa mưa hoặc không nên bón vào những ngày trời âm u, tối.

Ánh sáng gia tăng dần vào lúc 7 giờ, cực đại vào lúc trưa, rồi giảm dần vào buổi chiều. Sau 17giờ và trước 7 giờ cường độ sáng không đáng kể. Vì cường độ sáng cực đại vào lức trưa nếu cây lan tiếp xúc với nắng lúc ấy thì sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy lá nên phải làm giàn che.

Ánh sáng còn chi phối việc ra hoa ở một số loài. Hầu hết các giống Cattleya, Dendrobium … nếu thiếu sáng thì cây sẽ không ra hoa.

Ánh sáng rất cần thiết cho sự quang hợp nhưng nhu cầu ấy lại khác nhau ở mỗi cây Lan. Đối với những cây chịu rợp, khi cường độ sáng yếu thì cường độ quan hợp sẽ gia tăng cực đại, nếu gia tăng cường độ sáng nữa thì nó lại ngưng quang hợp. Ngược lại ở những loài chịu sáng như Vanda, Mokara, Renanthera… cường độ quang hợp tăng theo độ sáng. Nên đối với những cây này khi ánh sáng yếu thì cường độ quang hợp giảm, do đó chũng sẽ thiếu thức ăn, cây sẽ suy yếu và không có hoa.

Tùy theo nhu vầu ánh sáng, Lan được chia ra làm 3 nhóm:

+ Nhóm chịu nắng: đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoẳng 80-100% ánh sáng trực tiếp. Gồm  các loại Vanda lá hình trụ, Renanthera, Mokara…

+ Nhóm trung gian: có nhu cầu ánh sáng khoảng 50-80% ánhangs như Cattleya, Dendrobium.

+ Nhóm chịu mát: đòi hỏi ít ánh sáng, khoảng 30% ánh nắng như Phaleanopsis, Paphiopedulurn (Lan hài)…

Tùy theo nhu cầu ấy mà lên kế hoạch làm giàn che sao cho phù hợp.

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động ở cây Lan qua con đường quang tổng hợp. Ta nên biết rằng cường độ quang hợp gia tăng theo nhiệt độ. Thường khi nhiệt độ tăng 10 độ C thì cường độ quang hợp lên tăng gấp đôi. Chính vì vậy mà nhiệt độ cao làm gia tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây Lan. Vì lý do này mà vào mùa nắng ta tăng lươnng phân bón cho Lan để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng ấy.
  • Nhiệt độ liên quan đến ánh sáng vì cây Lan thu nhận nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời và sẽ tỏa nhiệt ra. Nếu nhiệt thấm vào cây Lan mà không tỏa ra được thì diệp lục tố sẽ bị thiêu hủy, lá sẽ ngả vàng và phản ứng quan hợp bị đình chỉ. Nhiệt độ ở lá dưới ánh nắng vào bất kỳ thời gian nào cũng luôn luôn cao hơn nhiệt độ không khí quanh nó. Sự tổn thơng do nhiệt độ tùy thuộc vào thời gian cây Lan phơi bày ra nắng. Không lhí luân chuyển sẽ giúp cây tránh được điều đó.

Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào cua cây kết tinh thành đá, làm gia tăng thể tích, phá vỡ các cấu trúc của tế bào. Ngược lại nhiệt độ tăng quá cao thì sự quang hợp ngừng lại vì nguyên sinh chất trong tế bào đặc quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và từ từ chết đi.

Và như vậy chúng chỉ phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ cực đại là 35 độ C, nhiệt độ cực hảo là 27 độ C.

Rõ ràng nhu cầu nhiệt ở cây Lan có khác nhau nên ta gặp chúng tập trung thành những nhóm Lan khác nhau ở những vùng nhiệt độ khác nhau; lan vùng núi cao, Lan vùng đồng bằng, Lan vùng nhiẹt đới, Lan vùng ôn đới.

  • Ẩm độ: Các cây Lan, nhất là Phong Lan, sống bám trên các núi cao, chũng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Chính ẩm độ quyết định sự hiện diện của các loài Phong Lan.

Yếu tổ ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ẩm độ là mưa, nhưng không phải mưa to hay mưa nhỏ mà chính sự phân bổ mưa trong nưam mới thật sự quan hệ. Mưa rảii rác tạo độ ẩm cao hơn mưa tập trung, vì vậy mà các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ có nhiều Phong Lan.

Nước từ các trận mưa, từ không khí ẩm vào rẽ, di chuyển qua thân và thoát hơi nước qua lá. Sự si chuyển ấy là vô cùng quan trọng đối với cây Lan vì nó giúp cho việc vận chuyển thực phẩm troang cây. Lượng nước ấy là rất lớn cho nên phải tưới nước cho Lan.

Cây thiếu nước vì hiện tượng thoát hơi nước xảy ra qua lá. Sự thoát hơi nước là hiện tượng bốc hơi cho nên nó tùy thuốc vào độ ẩm. Nếu không khí no hơi nước thì không có sự thoát hơi nước, nhưng nếu không khí khô ráo thì sự thoát hơi nước gia tăng mau. Nhưng nếu không khí quá khô thì khí khẩu đóng lại và sự thoát hơi nước sẽ ngừng.

Sự quan hợp và hô hấp rất caàn nước cho nên khi thiếu nuóc thì các phản ứng biễn dưỡng giảm đi hay ngừng nhỉ. Sự thiếu nước xảy ra vào mùa khô , lúc ấy lá khô héo và rụng đi, cường độ quang hợp thấp. Để tránh sự bất lợi này vào mùa khô hạn, các địa Lan thường héo khô thân lá, chỉ còn củ là sống nghỉ dưới mặt đất chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Còn đối với Phong Lan ở vùng khô thì có lá mập và dày để dự trữ nước, có lớp cutin dày ở mặt ngoài của lá để chống lại sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của Vanda, hoặc thậm chí là vàng rụng đi nhở ở Báo hỷ (Dendrobium secundum).

Việc chọn địa điểm thích hợp cho việc lập vườn Lan sẽ giúp ta giảm được rất nheièu công sức chăm sóc cho Lan, trong đó có yếu tố ẩm độ là yếu tố quan trọng bậc nhất vì tỏng thiên nhiên chính yếu tố ẩm độ chi phối việc cuất hiện của các vùng có Phong Lan. Vè phơng diện này ta cần lưu ý có 3 loại ẩm độ:

+ Ẩm độ của vùng là ẩm dộ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vường Lan. Ẩm độ của vùng do điều kiện địa hình , địa lý nơi ấy định đoạt. Ví dụ ẩm độ của vùng cạnh rạch, sông rạch cao hơn ẩm độ của vùng đồng trống nhiều gió, ẩm độ của vùng đồi trọc sẽ thấp hơn ẩm độcủa vùng có vườn cây ăn trái…

+ Ẩm độ của vườn là ẩm độ chính ngay trong vườn Lan, ẩm độ này có thể cải tạo theo ý muốn bằng cách đào ao, làm mương rãnh, trồng cây, rải cát, làm giàn che, tưới nước…

+ Ẩm độ trong chậu còn gọi là ẩm độ cục bộ, tùy thuộc cấu tạo giá thể (chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước. Nghĩa là hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuạt của người trồng lan.

Sjw hài hòa ẩm độ sẽ theo chiều thuận: từ vùng rộng lớn đến vùng nhỏ hơn. Nghĩa là nếu ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn sẽ cao vf ẩm độ của chậu cũng sẽ cao. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng điều chỉnh ẩm độ hoàn hảo cho sự phát triển của cây Lan. Ví dụ ở vùng có độ ẩm thấp (khô) thì ta cấu tạo giá thể bằng những vật liệu giữ ẩm mạnh như xơ dừa hoặc tăng số lần tưới nước lên. Nhưng cần lưu ý rằng ẩm độ của vùng cao thì vân tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao, vì ẩm độ trong chậu cao sẽ chứa nước nhiều, dễ gây úng thối làm hư bộ rễ của Lan, rễ lna luôn cần thoáng chứ không chịu ngộp nước. Do đó chọn địa diểm để thiết lập vườn Lan phù hợp sẽ giúp ta giảm được dáng kể chi phí cải tạo môi trường bất lợi.

  • Độ thông thoáng: Độ thông thoáng cũng là một yếu tố cần thiết cho Lan phát triển tốt. Không khí nơi vườn Lan cần được thay đổi mỗi phút. Lượng không khí luân lưu này không những cần đẻ làm mát cây mà còn làm thay đổi lượng CO2 cần cho sự quan hợp của cây. Lượng CO2 trong không khí là khoảng 340 phần triệu. Trên mặt lá lượng CO2 này giảm nhiều vì liên tục vị cây hấp thụ vì vậy không khí cần được đổi mới liện tục để tái lập lượng CO2 xung quanh mặt lá. Ở vùng nà thiếu thông thoáng thì rất hăm hơi  nhất là khi ẩm độ tăng, nhiệt độ tăng. Càng thiếu thông thoáng  càng dễ gia tăng bệnh cho Lan. Nhưng sự thông thoáng quá lơn thì lại gia tăng sự bốc hơi làm cho môi trường có ẩm độ thấp, sự thoát hơi nước ở cây nhanh, cây sẽ kém phát triển. Vì vậy ở những nơi quá thông tháng như sân thượng, nơi đồng trống…thì phải che chắn xung quanh. Độ dày mỏng của lưới che, mật độ cây (số nhiều) cũng ảnh hưởng đến độ thông thoáng, nhiệu độ của vườn Lan..
  • Giàn che: Việ lập giàn che cho Lan là để duy trì bóng mát cho cây Lan, tránh ánh nắng trực tiếp vào lúc trưa hay mưa to. Nư vậy mục đích chính của giàn lan là điều chỉnh cường độ sáng cho phù hợp với nhu vầu của cay Lan dang trồng.

Giàn che tất nhiên luôn cả giàn lan nên đặt dài theo hướng Bắc Nam là tốt nhất để có thể nhận được ánh sáng  ban mai về hướng đông. Bên đó phải thông thoáng để ánh sáng tràn vào và những nơi cần nhiều sáng nên để ở nay. Anhsáng ban mai là tốt nhất cho bấy kỳ giống Lan nào hơn là ánh sáng buổi chiều vì ánh sáng ban mai gia tăng cường độ sáng lên từ từ nen không gây ra cho cây Lan một cái sốc nhiệt như là ánh sáng nóng bức buổi chiều, lúc mà môi trường hực nóng vì tất cả đang nhả nhiệt khi tiếp nhận ánh nắng găy gắt buổi trưa.

Trong những năm gần đây, lưới che bằng nylon được nhập về làm mái che cho các vườn Lan đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Để thay thế cho các kiểu mái che bằng nẹp tre đã chở nên lỗi thời vì không bền và phân bố ánh sáng không đều trên cây Lan. Trong khi làm mái che bằng lưới nylon chúng ta tiết kiệm được rất nhiều công sức và vật tư. Chúng khá bền, nhẹ và tiện lợi vì có nhiều độ dày, thưa theo nhu cầu ánh sáng của cây lan. Chúng được dệt bằng những sợ nylon màu xanh hay đen nhỏ, chỉ giảm cường độ nắng mà không tạo ra bóng như nẹp tre nên không cần lưu tâm đến hướng mặt trời khi căng lưới làm mái che. Dù lưới đen hấp thụ nhiệt làm cho vườn nóng lên, nhưng chúng không gây cản trở sự quang hợp của cây Lan như lưới xanh. Khi sử dụng lưới này để làm giàn che sẽ không cần nhiều vật tư vì chúng nhẹ nên cần ít cột trụ đứng hơn và chỉ cần dùng dây kẽm giăng ngang để buộc lưới. Điều cốt yếu là phải căng thật thẳng để được bền lâu.

Chiều cao của mái che: Mái che hấp thụ năng lượng mặt trời và tỏa sức nóng ấy lên cây Lan, nên mái che càng xa cây lan càng tốt. Nhưng giàn che cao quá thì cách trụ phải vững chắc, để tránh gió làm gãy, ngã và như vậy sẽ rất tốn kém, vì vậy chiều cao trung bình của giàn che là 2.4 đến 3.5 m.

Nếu trồng treo thì không nên móc các chậu lan ở mái che mà phải có các thanh ngang tạo thành giàn treo ở dưới mái để máng các cây Lan. Thường các chậu ở khoảng cách 1 m từ đáy chậu đến mặt đất để có thể nhìn thấy gốc Lan, dễ theo dõi và chăm sóc.

Nếu trồng sạp thì bền cao của sạp phải trên 8 tấc để tránh đất bắn vào khi trời mua. Chiều ngang thì không quá rộng để có thể với tay đến các cây Lan khi chăm sóc hoặc lúc thu hoạch. Chiều dài theo cuốc đất và cách bố trí của vườn nhưng không nên quá dài, bất lợi khi di chuyển từ sạp này sang sạp kia. Khoảng cách giữa các luống, sạp phải đủ rộng để dễ di chuyển và không làm đụng chạm, gãy đổ ngã cây hoa. Các sạp nên dùng gỗ lâu mục, tốt nhất nên dùng kim laoị không bị gỉ sét, hoặc phải sơn chống sét. Dĩ nhiên là tùy điều kiện kinh tế, và tình trạng vật tư, có thể sử dụng từ tre, gỗ đến xi măng… để làm giàn Lan.

  • Tưới nước: Thực hiện việc tưới nước là đơn giản nhưng ít ai ngờ đến tầm quan trọng của nó. Nước cần cho sự soóng của cây Lan, nhất là lúc dang phát triển dinh dưỡng. Thiếu nước Lan sẽ khô héo dần dà sẽ chết, nhưng dư nước sẽ làm cho chúng chết thối nhanh chóng vì bộ rễ bị ẩm ướt, ngộp nước, thiếu oxy làm chúng thối mục, không hấp thụ được dưỡng chất.

Như vậy ta phải tưới nước như thế nào? Việc tưới nước phải bảo dảm hài hòa với nhiệt độ, độ ẩm và cả ánh sáng. Đó là một nghệ thuật tùy thuộc vào vào kinh gnhiệm của người trồng Lan. Vì vậy không có một công thức duy nhất nào quy định mỗi ngày phải tưới mấy lần, mỗi lần bao nhiêu nước. Ta không thể lấy lịch tưới ở vường llan này áp dụng cho vườn Lan kia trong khi môi trường xung quanh khác nhau.

Tuy nhiên ta có 3 vấn đề cần biết để thiết lập việc tưới nước cho Lan. Đó là: phẩm chất của nước – liên quan tới nguồn nước, hai là lượng nước tưới – liên quan đến cách tưới, bai là các yếu tố ảnh hưởng đến việc tưới nước – liên quan đến chế độ tưới nước.

Nguồn nước tưới:

+ Nước mưa: là nguồn nước lý tưởng nhất vì vừa sạch lại không tốn tiền. Độ PH 6-7 của nước mưa là rất phù hợp cho Lan. Những cây Lan được tưới nước mưa đều đặn sẽ phát triển rất tốt, ít bị bệnh tật, tỷ lệ cây chếp thấp vì nước mưa rất trong sạch.

+ Nước máy: Nước máy có nguồn gốc từ sông tương đối không bị ô nhiễm, không chứa nhiều muối khoáng làm hại cho cây Lan, nhất là về mùa mưa nên cũng là nguồn nước tưới cho Lan nhưng lại phải trả tiền và đôi khi có khác nhiều clo không tốt cho lan. Về mùa khô đôi khi lại bị lượng muối khá cao nên cần phải thận trọng xem xét lượng muối khoáng trong nước máy về mùa khô. Không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh để tưới cho Lan.

+ Nước giếng: nước giếng cũng là nguồn nước tưới cho Lan nhưng cần tránh nước cứng và cũng chú ý đến độ phèn, độ pH của nó nữa.

Nước cứng là nước có lượng muối magnesium hay calcium tương đối cao, mặc dù calcium và magnesium đều là những chất cần thiết cho sự tăng trưởng của Lan nhưng quá cao sẽ có hại cho Lan, làm tổn thương rễ, hư đen đầu lá.

Cách tưới nước

Phần lớn cây Lan ta trồng có hệ rễ nửa không khí và không khí (vừa bám vào chậu . vừa chui ra khỏi chậu) nên việc để cho hệ rễ khô ráo vài giờ trong ngày là cần thiết. Vì vậy mà không để cho chúng ẩm ướt liên tục, trí lại cần có khoảng thời gian khô nhẹ giữa hai lần tưới.

Chất trồng ở cây Lan cần đượctưới thấm mtừ trên mặt cho đens khi nước chảy xuống dưới đáy chậu, và chỉ tưới trở lại khi sờ vào chất trồng thất khô. Nếu bề mặt chất trồng không khô giữa hai lần tưới thì rễ lan sẽ bị thiếu oxy vì chất rồng bị úng nước, thiếu thoáng và cây sẽ tăng trưởng không tốt.

Bằng cách để cho khô, không khí được trao đổi trong chất trồng và oxy được giàu thêm ở trong đó, rễ phát triển tốt, cây tăng trưởng thuận lợi. Vì vậy việc để chất trồng có lục được khô là tái lập điều kiện sống của Lan, nhưng nếu để quá khô thì có thẻ gay tổn thương cho Lan.

Không tứoi thì cây Lan bị khô dã đành, lắm lúc tưới nhiều, tưới xối xả mà cây Lan vẫn bị thiếu nước là vì khả năng giữ nước kém của chất trồng, Chất trồng da số là vậy hữu cơ, trong đó có xơ dừa, than gỗ, vỏ cây thông… Một khi đã để khô quá thì khó lòng mà làm ướt trở lại, nếu cần có thể tưới đến lần thứ ba vì nếu tưới xối xả hay tưới nhẹ hạt ở một chỗ thì nước chảy tuột xuoóng đất mà không thấm vào đất trồng được.

Muốn biết đã tưới cây đủ hay chưa thì cứ 14-15 giờ chiều ta hãy xem đát chậu: nếu thấy đã khô ráo thì lượng nước tưới ngày hôm đó chưa đủ, ngày sau phải tưới tăng lên. Ngược lại 16-17 giờ chiều mà đáy chậu vẫn chưa khô ráo thì ngày đó đã tưới dư nước, ngày sau phải bout lại. Tốt nhất là khoảng 16-17 giờ đáy chậu vừa khô ráo là đủ.

Thường thì ta tưới nước vào buổi sáng và buổi chiều, nhưng nếu quá khô nóng thì tăng thêm số lần tưới vào buổi trưa. Nhưng tưới vào lúc này phải thật nhiều nước (tưới đậm), nếu không, nước tưới vào sẽ bị nóng lên làm hỏng cây, vì vậy tốt nhất vào buổi trưa nắng gắt nên làm ẩm môi trường hơn là tưới trực tiếp vào cây Lan.

Theo loài lan:

Nhu cầu nước cũng khác nhau tùy theo giống, loài Lan. Cây có nhiều lá, lá lớn, dễ mất nước nên cần tưới nước nhiều. Cây càng mập, dày càng giữ nước nhiều, chịu hạn khác nên số lần tưới nước ít hơn. Những cây có nhiều rễ gió cần được tưới thường xuyên hơn. Vào thời kỳ tăng trưởng (ra hoa, ra rễ, đâm chồi…) cây cần nhiều nước nên phải tưới gấp 2-3 lần bình thường. Vì vậy đối với Lan đa thân có giả hành mập đẻ dự trữ nước ta tưới nước ít hơn. Đối với Lan đơn thân không có giả hành và nhiều rễ gió ta nên tưới nước nhiều. Nhất là vào các ngày khô hạn, nhiệu độ cao cũng phải gia tăng số lần tưới nước…

Theo chất trồng và mội trường trồng:

Cường độ sáng qua giàn che, độ thông thoáng của không khí, loại chất trồng, loại chậu, cỡ chậu, vị trí đặt chậu… tất cả đề liên quan đến độ ẩm ở cây Lan, chúng giúp ta quyết định các tưới cho Lan một cách linh độngl nắng nhiều, gió nhiều, chậu thoáng, chấtr ồng lơn ít giữ nước … thì tưới nước nhiều hơn và ngược lại, các chất trồng giữ nước mạnh như xơ dừa, dớn thì tưới nước ít hơn.

  • Phân bón và cách tưới phân

+ Phân bón (thức ăn cho cây): Việc bón phân cho Lan trước đây có nhiều bàn cãi, có người cho rằng cây Lan phát triển một cách tốt đẹp trong rừng thiên nhiên mà chẳng cần một chút phân bón nào cho nên không cần bón phân cho Lan trồng. Nhưng ta nên biết rằng rễ Lan tìm kiếm nước và muối khoáng trong thiên nhiên ở nước mưa và vỏ mục, lá mục trên hốc cây, vỏ cây, phân chim và các động vật leo trèo và lẫn trong đám rong rêu, dương xỉ… Sống bám trên những cành cây và cả những chất nước mưa đêm theo khi chảy  tuột từ đầu tán lá đến dọc cành cây. Vì thế khi ta cắt lìa cành cây có Lan sống bám ở trên ấy mang về để trồng thì cây Lan bây giờ chẳng nhận được gì cả ngoài sự phân rã của khối gỗ ấy. Do đó khi trồng Lan trong vườn chỉ với than gỗ và gạch thì việc bón phân là cần thiết.

Ngày nay vấn đề phân bón Lan đã ngã ngũ, vì vậy mà trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại phân bón lan và không nhà trồng Lan nào không biết đến chúng.

Nhưng bón phân gì? bón như thế nào? lại là vấn đề khó khăn vì nhu cầu phân bón đối với cây Lan khác nhau không những tùy theo loài Lan mà còn tùy theo thời kỳ sinh trưởng của mỗi cây Lan nữa. Cho nên muốn sử dụng phân có hiệu quả, ta phải biến đến các điều kiênk sinh lý ở cây Lan và công dụng các chất trong phan bón.

+ Vai trò của các nguyên tố đối với cây Lan:

  • Nhóm 1;

Gồm các nguyên tố carbon (C), hydrogen (H), oxygen (O), 3 nguyên tố này có sẵn trong không khí và trong nươc mà cây Lan sử dụng qua sự quang tổng hợp.

  • Nhóm 2: Các nguyên tố đa lượng gồm 3 nguyên tố N,P, K

Vai trò của nitrogen (N)

N là một trong 3 nguyên tố mà thực vật rất cần, N cần cho việc tạo lập các sắc tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, làm cho cây phát triển tốt, ngoài ra N còn giúp điều hòa phosphor.

Nếu cây được tưới quá nhiều N thì giai đoạn đầu cây tăng trưởng tốt, lá to có màu xanh, nhưng cây không khỏe, thân cao lớn nhưng mềm yếu, nhất là ở lá và đọt cây. Sức đề kháng kém, dễ sinh bệnh, dễ thối mầm, cây chậm già, dễ gãy ngọn khi có gió mạnh, ít ra hoa, đối với những cây Lan khó ra hoa thì sẽ không ra hoa nữa.

Khi cây Lan chỉ ra lá vì ảnh hơngr dư thừa N thì ta có thể cứu vãn bằng cách tưới các loại phân có nhiều P, giảm N xuống, thân cây sẽ khỏe, có sức đề kháng bệnh và sẽ cho hoa.

Cây thiếu N thì lá nhỏ và hơi vàng, không xanh tươi, cây không lớn được, èo uột, cằn cỗi. Cây già nhanh, ra hoa quá sớm mặc dù cây còn nhỏ, điều này lại làm cho cây thêm cằn cỗi.

Vai trò của phosphor:

P là chất quan trọng thứ nhì sau N và cùng dùng chung với N để tạo ra protein cho cây, giúp điều hòa hoạt động sinh lý như giúp cây nẩy chồi mạnh, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. Nên cũng còn được xem như là nguyên động lực thúc nảy các hoạt động của tế bào. P còn ở trong tế bào chất, nhất là ở nhan. P còn giữ vai trò quan trọng trog quá trình hô hấp và quang hợp  ở cây Lan.

Nếu tỷ lệ P quá cao sẽ kích thích sự ra hoa quá sớm, làm cho cây chưa phát triển đến cùng thì đã già trước tuổi, lá sẽ ngắn và cứng khác thường. Xử lý bằng cách tăng N giảm P và luôn bổ sung cho nhau không được thiếu một trong hai nguyên tố này.

Nếu thiếu P cây sẽ nhỏ, cằn cỗi, yếu, sức đề kháng kém, lẫnh thẫm hoặc xanh pha lẫn màu tím cà, rễ chậm phát triển, ít rễ, mầm mới ít phát triển, chậm ra hoa.

Vai trò của kalium (K)

K cũng là nguyên tố quan trọng. Cũng như P giúp cho cây hấp thụ N dễ dàng. Giúp cho sự phát triển trồi mới, đọt mới. K còn giúp cho sự vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong cây, cũng như giúp cho cây dự trữ chất dinh dưỡng, tinh bột để cây trong thời kỳ khô hạn, nắng nóng. K còn giúp cho cây được cứng cáp, đứng thẳng nhờ sự tăng cường thành lập các sơ và bó mạch trong thân. K cũng thúc đẩy ra hoa nhiều và giúp hoa có màu sắc đậm, tươi thắm, lâu tàn. Đồng thời K cũng giúp cây đề kháng sâu bệnh.

Nếu tưới phân quá nhiều K thì thân và lá cằn cỗi khác thường ở cây non, ngọn lá không đổi màu và héo rũ, ngọn lá già sẽ trở nên vàng nâu rồi cháy khô, cây chậm phát triển. Khi xảy ra như vậy, không có con đường nào khác ngoài việc ngưng tưới K cho đến khi cây trở lại bình thường.

Nếu thiếu K thì cây sẽ ngừng phát triển ngay, lá ở ngọn mọc chụm lại vì các lóng bị thu ngắn, thân cây trở nên lùn và èo uột, lá cũng sẽ úa vàng và rụng đi.

Mỗi nguyên tố hóa học đều có công dụng khác nhau như ta đã thấy ở đoạn trên. Thường người ta chú trọng đến 3 nguyên tố N, P, K với nhiều tỉ lệ tùy theo mục đích sử dụng. Hỗ hợp phân NPK thường xuất hiện trên thị trường dưới các ký hiệu bằng 3 chữ số xếp theo thứ tự N, P, K theo hàng ngang như các ví dụ sau:

-30-10-10: có nghĩa là hỗn hợp này có 30% khối lượng N, 10% khối lượng P2O5 và 10% khối lượng K2O.

Như vậy khi ta sử dụng phải chú ý đến tỉ lệ và nồng độ.

– Tỉ lệ phân

Ta nêu ra đây 4 tỷ lệ chính:

20-20-20: Tỉ lệ N P K bằng nhau

30-10-10: Tỷ lệ N cao

15-30-15: Tỷ lệ P cao

13-0-46: Tỷ lệ K cao

Ngoài ra còn có vô số tỉ lệ khác nhau (cần lưu ý khi sử sụng N, P, K ở phân bón cho Lan là N, P2O5, K2O là dạng mà cây đang sử dụng.

– Nồng độ phân:

Trong mỗi tỷ lệ nồng độ 3 chất N, O,L cũng thayđổi. Cây Lan chỉ sử dụng công thức cao khi tổng số khối lượng nguyên chất của cả 3 chất ấy lớn hơn 50% và thấp hơn 70% toàn bộ khối lượng của phân ấy. Ngược lại, các công thức thấp hay cao hơn công thức trên đều khôngthể sử dụng được cho Lan vì với phần công thức thấp thì độ mặn của muối do tạp chất sẽ cao hơn nên sẽ gây ảnh hưởng tai hại hơn. Nếu sử dụng phân công thức cao lại quá nhiều axit dễ gây ngộ độc cho Lan.

  • Sử dụng phân hóa học tùy theo loài và tùy theo giai đoạn phát triển:

+ Phân có tỉ lệ đạm cao:

Phân này thúc cây Lan phát triển thân, ngọn và lá hơn là phát triên rễ. Phù hợp cho Lan con, chúng sẽ phục hồi và lớn nhanh chóng sau khi ra khỏi chai. Phân này cũng rất phù hợp đối với những cây mới cắt, chiết, những cây đã suy, cây đang nảy chồi mới.

Ta có thể linh động thay đổi tỷ lệ phân tùy theo tình trạng cây. Thí dụ đang tưới hân 30-10-10 ta thấy cây phát triển tốt nhưng lá quá xanh đậm chứa quá nhiều nươc thì ta có thể thay thế bằng phân 20-20-20. Nếu tiếp tục tưới mà đến thời kỳ ra hoa, mà cây vẫn chưa cho hoa thì ta tiếp tục giảm N xuống nữa bằng cách sử dụng phân có P cao như 15-30-15.

+ Phân có tỷ lệ lân cao

Phân này kích thích ra rễ, ra hoa, làm cho lá bớt màu xanh thẫm và bớt lượng nước quá nhiều trong lá, giúp cây thêm khả năng đề kháng bệnh. Phân này cũng thích hợp cho những vườn lan ở nơi tâm mát, hơi thiếu sáng. Ở các vườn Lan này, cây có lá xanh, mập, chứa nhiều nước, chậm ra hoa, nếu có hoa cũng xấu. Nếu là Dendrobium thì ra chồi nhánh ở ngọn thay vì ra hoa.

Việc dùng phân có tỷ lệ P cao cũng phải thận trọng vì lợi và hại luôn đi đôi với nhau. Nếu dùng phân có tỷ lệ P cao trong trường hợp cây Lan đã suy yếu vì thiếu chăm sóc hoặc suy yếu do sâu bệnh gây ra hoặc suy yếu do quá thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho cây Lan chậm ra hoa, hoặc có hoa cũng xấu, hoặc chết luôn vì tưới phân như vậy càng làm cho cây thiếu N. Vậy ta phải sử dụng P cao chừng nào cho phù hợp? Điều này đòi hỏi người trồng Lan phải cân nhắc và thận trọng trước khi dùng phân này.

+ Phân có tỷ lệ kali cao.

Phân này có mục đích làm cho cây khỏe mạnh, chịu được khô hạn tốt. Trường hợp xảy ra là ở những cây Lan rất khỏe mạnh, nhưng bộ rễ rất ít vào mùa khô, độ ẩm thấp ta thấy chúng héo di nhất là những loài đơn thân, vì sự thoát nước ở lá nhiều hơn so với sự hấp thụ nước ở rễ làm cho cây chậm hay ngừng phát triển. Để ngăn ngưuà trường hợp trên và giúp cho cây Lan vượt qua mùa khô hạn, nắng nóng, ta dùng phân có hàm lượng kali cao với điều kiện là phải tưới phân kali cao ấy trước mùa khô 1 hoặc 2 tháng trước khi có hiên tượng ấy xảy ra. So với thực vật khác Lan cần Kali tương đối nhiều hơn. Vai trò của Kali là giúp cho hoa đẹp, bền. Những cây thiếu Kali sẽ có hoa không tươi, chóng tàn. Vậy thời điểm sử dụng phân này là lúc cây bắt đầu có hoa.

Phân bón hữu cơ:

+ Nước tiểu: Là loại phân không tốn tiền nhưng rất hữu hiệu vì trong nước tiểu có đủ khoáng chất cần thiết và còn chứa vài kích thích tố tăng trưởng.

Cách dùng: Hòa loãng nước tiểu với tỉ lệ 1/10 với nước hay loãng hơn, tốt nhất mỗi tuần tưới hai lần. Phù hợp với tất cả các loài Lan.

Xác, bã động vật:

Xác tôm, cá (nước ngọt), gia súc, gà, vịt … cho vào hũ đậy kín ngâm cho rã mục đến khi không còn mùi thối. Lọc lấy nước trong, Khi dùng thì pha loãng thùy theo độ đậm đặc lúc ngâm chúng.

Hiện nay có nhiều loại phan hữu cơ đã được trích chiết dạng dung dịch đậm đặc, khi dùng thì pha loãng với nước theo chỉ dẫn rất tiện lợi.

Cách tưới phân:

Trong việc lựa chọn phân, ta cân nhắc chừng nào thì trong việc hcọn cách tưới phân ta cũng phải thận trọng chừng đó. Cách tốt nhất để bón phân là hòa loãng, cho phân hòa tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau đến rễ. Nếu có dính vào lá thì cũng được hấp thu.

Có hai vấn để đặt ra khi tưới phân:

+ Tưới làm sao cho cây hấp thu được nhiều nhất.

+ Tưới phân làm sao cho kinh tế nhất.

Như ta đã biết, rễ là cơ quan chính yếu giúp Lan hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thu nước và muối khoáng để nuôi cây. Ngoài ra lá cũng có khả năng hấp thu nước và muối khoáng, nhưng việc hấp thu của lá không đủ cho nhu cầu phát triển tăng trưởng của cây. Do dó lúc tưới ta phải chú ý đến bộ rễ. Vậy tưới làm sao cho ướt bộ rễ là điều nên quan tâm.

Có người tưới phân như tưới nước, tưới thật đẫm cho toàn bộ thân, lá, rễ, chậu, chất trồng đều thấm ướt hết phân. Nhưng tưới như vậy lại sử dụng nhiều phân, không tiết kiệm được phân. Vì vậy muốn đạt được hai điều kiện trên cùng một lúc thì trước khi tưới phân, ta tưới nước trước một lượt như hàng ngày sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rễ mà không để phân chảy xuống đất như khi tưới nước. Việc tưới nước cho ẩm ướt trước sẽ dễ dàng thấm phân khi ta tưới vào, không bị chảy tuột đi. Làm như vậy ta tiết kiệm được ½ số phân dùng bình thường.

Tưới phân lúc nào trong ngày thì phù hợp nhất?

Ta có thể tưới phân vào buổi sáng sớm hay chiều mát, nhưng không bao giờ tưới phân vào buổi trưa, chỉ nên tưới vào lúc trời mát, không nắng là hiệu quả hơn cả.

Điều cần lưu ý là sau khi tưới phân 1 ngày thì nên gia tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa sạch các muối còn đọng lại, ngăn ngừa việc tồn đọng muối quá nhiều làm ảnh hưởng bất lợi cho Lan, đồng thời cũng để dáp ứng nhu cầu nước gia tăng mà cây Lan đòi hỏi cho sự phát triển của nó do sự thúc đẩy của phân bón mà ta đã tưới trước đó.

Tác hại của phân bón:

Những người mới trồng Lan thường hay nôn nóng muốn thấy kết quả ngay nên tưới phân thúc quá nhiều làm cho cây Lan đã không phát triển lại còn khó cứu vãn. Phân hóa học không chỉ có lợi mà còn rất tai hại nếu ta sử dụng bừa bãi, không có nghiên cứu kỹ chức năng của từng nguyên tố, nhất là ở Lan có rễ tiếp xúc trực tiếp với phân thì tác hại rất dễ xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh do phân bón có thể là:

+ Dư hoặc thiếu phân

+ Dùng phân với nồng độ quá cao

+ Dùng phân dạng axit quá cao

+ Dùng phân một loại quá lâu

Dùng phân một loại quá lâu làm cho cây mất cân đối. Bằng chứng là vào mùa hoa, nheièu nhà trồng Lan đã dùng phân có P cao nhằm thu hoạch nhiều hoa đẹp, sau khi thu hoạch cây yếu hẳn đi, chồi mới mất cân đối, lá mới mọc chụm lại, hoa đợt mới có cành ngắn, dễ héo tàn, mau rụng. Hiện tượng này xảy ra vì P nhiều làm mất cân đối với các chất khác như: N, Mg, De, Zn, Bo…

Hãy thận trọng khi dùng phân hữu cơ, nhất là phân chuồng, phân tươi chứa nhiều ammonium, phân đã phân hủy lại chứa nhiều muối, cả hai dạng đều có hại nếu không dùng đúng cách.

Việc nghiên cứu bệnh ở cây Lan đòi hỏi phải thận trọng vì các triệu chứng do các yếu tố khác gây nên như nấm, vi khuẩn… Do đó chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ thì mới tránh khỏi những nhầm lẫn.

Sau đây là mộ số bệnh thiếu chất dinh dưỡng ở Lan:

  • Bệnh thiếu đạm

Thiếu đạm, triệu chứng đầu tiên mà ta thấy là lá úa vàng, và rụng đi và nhỏ lại, có màu xanh non hoặc vàng. Sự thay đổi màu của lá thường xảy ra ở những lá già trước rồi đến các lá non. Lá non phát triển nhanh nên cần nhiều đạm, đạm từ lá già sẽ chuyển đến lá non, vì vậy hiện tượng thiếu đạm thường ít thấy ở lá non: lá non sẽ có màu xanh nhạt, không tươi. Ở nhiều giống lan như Dendrobium ngoài việc lá đổ màu, lá còn có thể rụng trước thời hạn làm cho sự phát triển của cây chậm lại. Tốc độ chậm phát triển của cây tỷ lệ thuận với lượng đạm mà cây bị thiếu.

Cây Lan có rễ non mọc đâm ra ngoài chậu nhiều cũng là biểu hiện của sự thiếu đạm, nhất là ở những vườn Lan thiếu chăm sóc. Sjwc mục nát của chất trồng cũng liên quan đến đạm mà cây sử dụng. Vì vậy các chất trồng ít dạm thường có hiện tượng thiếu đạm.

Bệnh thiếu đạm ở cây Lan có thể giải quyết đưuọc bằng cách tưới phân dạm, nhất là phân nước thì kết quả nhanh hơn. Nhưng nên lưu ý rằng muốn xem kết quả của việc tưới phân đã giải quyết được việc thiếu đạm hay chưa thì không phải là nhìn và quan sát ở cây có sẵn trong chậu mà phải quan sát ở các chồi mới, lá mới. Do đó đòi hỏi phải thận trọng và kiên trì.

  • Bệnh thiếu lân:

Lân là chất quan trọng thứ hai sau đạm. Nếu tưới phân không có lân thì lá sẽ xanh đạm, lá ngắn, hẹp, dài, mọc chụm lại ở ngọn. Cây cao, thân nhỏ, rễ không phát triển không có chồi mới hoặc có chồi mới cũng không khỏe, lá cũng cứng đờ. Nếu thiếu  lân quá nhiều thì cây sẽ còi cọc, héo ngừng phát triển. Cây đang chuẩn bị ra hoa thì cành hoa ngắn lại, hoa nhỏ, cành cong, số hoa ít đi và mau tàn.

Nếu ta dùng phân hóa học quá kiềm hay quá axit hoặc ta tưới phân dạm dưới dạng NH2SO4 và Ure nồng độ cao thì lam cho P2O5 không hòa tan ở dạng mà cây hấp thụ được, khiến cho cây thiếu lân mặc dù ta vẫn tưới lân. Chính vì thế khi dùng phân ta phải thận trọng.

Để giải quyết vấn đề thiếu lân, ta tưới thêm phân lân cho Lan, cây Lan dần dần trở lại bình thường nhưng phải kéo dài hàng năm.

  • Bệnh thiếu Kali:

Thường Kali di chuyển lên đỉnh ngọn nên khi thiếu kali thì hiện tượng phát sinh ngay ở các lá già làm cho chúng chuyển thành màu vàng hay đỏ, nhất là ở các viền lá,rồi lá khô và rụng đi. Cây không lớn, có khi không ra hoa, hoặc nếu có hoa thì hoa cũng nhỏ, màu sắc không điều hòa, không bình thường.

Biện pháp ngăn ngừa là tăng K­2O lúc Lănsp ra hoa.

  • Bệnh thiếu Magne:

Thiếu Mg, cá lá già bắt đầu vàng nhạttrong khi các lá sống có màu xanh thẫm. Biểu hiện rõ rệt nhất là ơe bộ rễ phát triển quá tốt trong khi thân và lá lại không phát triển. Rễ to khác thường.

Hều hết cây cỏ đều cần Mg nên cần thêm chúng trong khi tưới phân cho Lan. Phân Mg thường dùng dưới dạng MgSO4 có thể trộn lẫn trong phân khác hoặc hòa tan trong nước tưới với liều lượng là 10-20g trong lít nước tưới.

  • Bệnh thiếu calci:

Nếu thiếu Calci thì rễ sẽ bị cụt, không phát triển được. Đỉnh ngọn chậm tăng tươngr làm cho các lóng ngắn lại ở gần đọt, khiến các lá mọc chụm lại, đỉnh cá lá mới bị đen ở chót và vết đen lan dần xuống gốc, thân của chồi mới bị cong như cánh quạt.

  • Vai trò của 3 nguyên tố Ca, Mg, S
  • Vai trò của Calcium (Ca):

Ca là nguyên tố cần thiết nhất để tạo lạp vách tế bào và giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hòa trong viẹc tạo lập Protein, giúp cây hấp thu nhiều đạm, giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh, giúp cây đứng vững.

Nếu hấp thụ Ca quá liều lượng, cây sẽ không hấp thụ được sắt nhăng hấp thụ nheièu N nên lúc đó cây có màu xanh đạm khác thường. Do đó khi cây có nhiều Ca, ta cũng kết luận là dư N nữa.Trong trường hợp như vậy tan nên ngừng tưới Ca và xem lại nước tưới có quá nhiều Ca không. Nếu tưới bằng nước giếng thì xem lại nước giếng có phải là nước cứng không?

Nếu thiếu Cảễ Lan sẽ hcậm phát triển, lá sẽ nhỏ lại, cây và lá đề lỏng khỏng, không đứng thẳng được. Nếu theiéu Ca cùng một lúc với N thì cây càng suy yếu việc tạo lập Protein sẽ ngừng.

  • Vai trò của Magnesium (Mg)

Mg là một trong những nguyên tố tạo nên diệp lục tố, giúp cây phá triểncân đối, điều hòa ở tất cả các bộ phận của cây. Mg cần thiết cho sự vận chuyển tinh bộ, sự tạo thành và di chuyển dầu thực vật, sự thấp thu và di chuyển chất lân ở cây.

Nếu trong phân có Mg hơi nheièu thì lá Lan to và xanh khác thường, nhưng nếu quá nhiều Mg thì màu săc của lá lại phai nhạt đi. Ngọn lá sẽ bị héo khô khi bị nắng. Vần ngừng tưới Mg một thời gian cho đến khi cây trở lại bình thường.

Nếu thiếu Mg thì cây tăng trưởng chậm, kháng bệnh kém, lá đổi màu rõ rệt và mau rụng. Biểu hiện rõ rệt ngay ở bộ rễ: bộ rễ phát triển quá tốt nhưng thân và lá lại không phát triển. Như vậy tỷ lệ giữa rễ, thân, lá không cânđối, thưởngễ to khác thường.

  • Vai trò của Sulphur (S)

S là một nguyên tố khôngkém phần quan trọng, là một phần của nguyên sinh chất trong tế bào sinh trưởng.

Nếu thiếu S thì cây sẽ cằn cỗi, hiện tượng xảy ra trên lá gống như thiếu N vì lá vàng nhạt đi, chỉ khác là ở viền lá hay bị bầm và thối. Kích thước của lá nhỏ hẳn đi. Hiện tượng thiếu S xuất hiện ở phần đỉnh trong khi hiện tượng thiết N xuất hiện ở lá già.

  • Các vai trò của các nguyên tố vi lượng: gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bor (B), molipden (Mo), Clo

Các nguyên tố vi lượng, cây Lan cần với lượng rất ít, nhưng lại không thể thiếu được. Thường chúng có sẵn trong nước mà chúng ta tưới hàng ngày cho Lan. Nhưng trong phân bón cũng cần thêm những vi lượng ấy, miễn sao các vi lượng trong nước và trong phân bón không đủ  làm hại cây. Trong các vi lượng ấy quan trọng nhất là:

  • Vai trò của sắt (Fe):

Fe là nguyên tố cần thiết cho việc tạo lập diệp lục tố và tỏng việc quan hợp, làm cho lá cây có màu xanh. Tuy cây cần ít sắt nhưng phải thường xuyên thêm Fe cho cây vì hiện tượng thiếu sắt thơngf dễ xảy ra hơn các chất khác. Vì Fe giúp cho việc quang hợp nên nhu cầu về Fe của cây cũng phụ thuộc vào ánh sáng nữa. Nếu ánh sáng nhiều thì cây quang hợp nhiều do đó cần nhiều Fe. Vì vậy vào mùa nắng nhiều ta phải chú ý lượng Fe thêm vào cho phân tưới ở Lan. Fe còn giúp cho cây khỏe nhất ở phía đỉnh ngọn, map khác thường. Tưới nhiều Fe làm cho hoa ra đẹp, màu sắc rất đậm.

Nếu dùng quá nhiều Fe trong cùng một lúc thì dễ làm hại cây vì Fe dễ làm cho nguyên sinh chất trong tế bào của rễ cây bị kết tủa nên cây không hút được nước để nuôi cây. Biểu hiện ban đầu cho thấy được là ở đầu rễ của những rễ mới ló ra màu hơi nâu dần dần đi đến thối và chết cả rễ, làm cho cây thiếu bộ phận hấp thu nước và muối khoáng.

Nếu thiếu Fe nhiều sẽ đưa đến thiếu các chất khác trong cây. Đó là lá cây sẽ nhạt màu đi hoặc không còn màu nữa, làm cho sự quang hợp chậm lại, cây không điều chế được glucoz, nên rễ ngừng phát triển, không hút dưỡng chất được. Khi thấy lá thiếu màu xanh thì nên tưới thêm Fe cho cây, đừng để chậm trễ. Cũng cần lưu ý là tưới Fe lúc có bộ rễ mới đang tăng trưởng mới có tác dụng.

  • Vai trò của đồng (Cu):

Thường cây Lan ít có hiện tượng thiếu đồng,vì trong các thuốc trừ sâu bệnh cho lan như: New Sakuran, Xincopper, Kocide… có chứa nhiều Cu.

Hiện tượng thiếu Cu xảy ra thì lá non có màu bạc tái khác thường, phần mất diệp lục xảy ra trước tiên ở bìa, ngọn lá sẽ có đốm trắng cách khoảng và lá mềm dễ rụng. Nếu phát sinh ở đỉnh ngọn thì tế bào ở đó chết. Cùng lúc chung thi nhau mọc chồi mới ở bên dưới, ngọn lá sẽ khô dần, cây dễ thối.

  • Vai trò của kẽm (Zn):

Bình thường cây Lan ít thiếu kẽm vì chúng cần rất ít, nhưng nếu thiếu thì hiện tượng sẽ tháy ngay ở đỉnh ngọn. Zn có liên quan đến việc tạo lập auxin của cây vì vậy khi thiếu Zn thì các đốt ngắn lại, đầu lá mọc chụm lại với nhau, đầu rễ ngừng phát triển ngay. Thường nếu dùng phân có nhiều P hoặc phân ở dạng Baz sẽ làm thiếu Zn. Điều này cần lưu ý vì những người trồng Lan thường thích dùng phân tươi thúc cho Lan ra hòa và như thế không nhữngkhông cho hoa mà còn làm cho đỉnh ngọn không phát triển, lá mọc chụm lại thành một cục.

 

  • Kỹ thuật trồng Lan con:

Lan con bao gồm Lan gieo hột và Lan cấy mô nuôi dưỡng trong các chai cấy. Sau khi cây Lan đã phát triển tốt, cao khoảng 3-5 cm, có bộ rễ cân đối với lá, lúc đó ta chuẩn bị đem chúng ra trổng bên ngoài.

  • Chuẩn bị để trồng:

Những dụng cụ và công tác phải chuẩn bị để tiến hành đem cây con ra khỏi chai và trồng vào chậu hoặc khay:

+ Thau bằng nhựa hoặc bằng nhôm có đường kính khoảng 40-50 cm dùng chứa nước để rửa cây Lan con cho thật sạch thạch. Nước rửa tốt nhất là là nước mưa.

+ Que có móc uốn cong một đầu để lấy Lan con ra khỏi chai.

+ Rổ hay khay vuông để trữ cây cho ráo nước.

+ Thuốc sát trùng để xử lý chai bị nhiễm bệnh. Bình thường thì không dùng bất kỳ thứ thuốc sát trùng gì cho cây Lan con mới đem ra khỏi chai vì chúng đang trong môi trường trong sạch, không bệnh tật nên việc dùng thuốc sát trùng cho chúng là không cần thiết.

+ Chậu con, khay nhựa có lỗ hoặc khay gỗ tự đóng có thành cao 3-4cm, đáy có lưới bằng nylon. Mỗi khay chứa khoảng 100-200 cây.

+ Bình phun sương xịt hạt, xơ dừa, than nhỏ.

+ Chuẩn bị nơi để nuôi trồng Lan con (ít nắng gió, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao)

+ Tiến hành trồng: Lấy Lan con ra khỏi chai.

Kiên trì, cẩn thận lấ que móc kéo ra từng cây một, nên kép ở phần gốc cho ra trước, phần ngọn lá ra sau, tránh chấn thương cho lá và rễ. Đối với những loại quý hiếm mà cây quá lớn khó lấy ra khỏi miệng chai thì ta có thể đập bể chai để lấy ra.

Sau khi đã lấy hết Lan ra, đổ vào thay nước để rửa. Dùng tay quậy nhẹ nhàng cho nước xoáy nhẹ quanh thay để thạch từ từ rã ra. sau đó dùng tay chueyẹn nhẹ nhàng các cây này sang thau nướ kế. Hoặc có cái rổ hay cái lược vớt nhẹ nhàng các cây này dungc một lượt rồi nhúng vào thau nước kế, như vậy sẽ nhanh hơn và cây ít bị bầm dập hơn là dùng tay. Cứ thế ta có thể rửa 2-3 nước cho đến khi rã sạch hết thạch thì dem cây ra khỏi nước ngay. Không nên ngâm cây con quá lâu trong nước vì như thế lá, rễ nếu có bị chấn thong sẽ bị bầm, úng, dễ thối chết. Cần phải rửa thật sạch thạch bám theo Lan con, nếu không chính thạch ấy sẽ là môi trường bổ sưỡng cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho lan.

Sau khi rửa sạch ta tiến hành phân chia chúng ra thành từng nhóm tùy theo kích thước. Cần phải phân nhóm như vậy để khi trồng chúng phát triển đồng đều, dễ có chế độ chăm sóc cho từng nhóm. Khi xếp thì cho chúng dựa vào nhau từ thành khay tiến dần đến giữa khay sao cho nhọn lá đứng thẳng.

Sau khi đã xếp cây vào khay nếu chưa trồng kịp thì để chúng vào nơi mát mẻ, không có nắng cũng như không có nhều gió rồi trồng dần, sau một hai ngày hoặc đến 1 tuần cũng chẳng sao. Sau khi rửa tuyệt đối không để  lan con còn dồn đống lại, chúng sẽ ham nóng và thối ngay.

Các cây lớn khỏe có thể trồng vào chậu riêng ngay mà không cần phải qua giai đoạn chậu khung hoặc khay.

Có thể dùng các thỏi xơ dừa như trên hoặc dớn sợi cắt dài bằng nhau. Sau khi cho Lan con vào giữa và khi bóp xơ dừa thì không nên bóp quá chặt, làm rễ và gốc Lan bị dập dễ thối. Nhưng cũng không để quá lỏng lẻo cây Lan không đứng vững, khi có gió hoặc khi tưới nó sẽ bj lung lay làm đầu rễ bị tổn thương, khó phát triển được. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không trồng với gốc Lan lún sâu trong chất trồng, dễ bị úng thối.

Sau 1-3 tháng khi cây phát triển tốt chúng sẽ được tách ra trồng vào chậu riêng. Sau khi trồng ở chậu riêng 1-3 tháng cây đã tương đối lớn thì ta chuyển chúng sang chậu lớn vì nếu cứ để ở chậu nhỏ thì sẽ quá chật chội so với kích thước của cây Lan,độ ẩm thiếu. Hơn nữa chất trồng đã bắt đầu hư mục và mầm bệnh cũng chớm phát. Vì vậy trước khi sang chậu mới có thể ngâm toàn thể chậu và cây Lan trong nước (có thể pha thuốc sát trùng để diệt trùng nếu cây bị bệnh) để cho rễ mầm dễ tách ra khỏi chậu con. Nhưng để tránh bệnh lây lan sang những chậu không bệnh thì chỉ cần tưới nước thật đậm trước khi sang chậu là tốt hơn cả. Sau đó gỡ toàn bộ cây Lan ra, cho mỗi cây vào chậu lớn, cho thêm than vào, to ở dưới nhỏ ở trên. KHông nên trồng bằng cách để nguyên chậu con cho vào trong chậu lớn vì làm như  vậy sẽ khó khăn khi ta thay chất trồng trong chậu con ra khi chúng đã quá mục vì lâu ngày làm thối chồi cũ, lây lan sang chậu mới.

  • Tìm hiểu và trồng Dendrobium

Giống Lan này được Ô.Olof Swartz đặt tên vào năm 1799. Lúc đó chỉ có 6 loài. Nay là giống lớn thứ nhì của họ Lan với 1600 loài nguyên thủy và vô số loài lai.

Chữ Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp. Dendro có nghĩa là cây gỗ, cây lớn, Bium có nghĩa là sống vìtất cả các loài của Dendro đều là phụ sinh sống bám trên cây gỗ.

Hình dạng của Dendro rất biến thiên:

  • Nhóm có giả hảnh rất dài và mang lá mọc theo hai chiều của giả hành ấy, thường rụng hết lá khi ra hoa. Hoa thường chụm 2-3 cái dọc theo chiều dài của giả hành. Ví dụ: Long tu, ý thảo, giả hạc…
  • Nhóm có giả hành ngắn to, tận cùng thường có 2-3 lá dai, bền, không rụng. Phát hoa tập trung ở phần này thành từng chùm, đứng hay thong. Ví dụ: Thủy tiên trắng, Thủy tiên vàng, Vảy cá, Kim Điệp…
  • Nhóm có giả hành rất mảnh mai dài hay ngắn, có lá dọc theo chiều dài của chúng, dai bền, không rụng. Hoa thường cô độc ở nách lá. Ví dụ: Hương duyên (Dendrobium revolutun)…

Như vậy đặc điểm của giống này là tất cả đều phụ sinh. Giả hành gồm nhiều hay ít lóng. Hoa có màu trắng, vàng đến tím. Thường lá đài sau nằm một mình, hai lá đài bên thường dài ra.

Theo kiểu thân của chúng, người ta thường chia chúng làm hai nhóm:

  • Kiểu Dendro nobile hay là kiểu thân mềm thường ở vùng hơi lạnh như Đà Lạt.
  • Kiểu Dendro phalaenopsis hay kiểu thân cứng thường ở vùng nóng hơn.

Ở Dendro nobile ra hoa ở chồi sơ khởi của giả hành đã trưởng thành. Sự bắt đầu re nụ hoa hình như có sự liên hệ tới sự trưởng thành của giả hành. Các giả hành mới mọc ra trong năm nằm yên hoặc nhủ cho tới khi thuận lợi mới ra hoa. Như ở Long tu, Giả hạc chúng chỉ ra hoa ở những giả hành đã rụng hết lá. Lúc khởi đầu ra mầm hoa hầu như tất các chồi dọc theo giả hành đều phát triển cùng lúc, chồi ở gần ngọn có khuynh hướng phát triển nhanh hơn. Sự phát triển các hoa theo sát nhau tưởng chừng như chúng nở rộ cùng lúc trên mỗi giả hành.

Ở Dendro phalenopsis thì hoa mọc cả ở giả hành cũ lẫn mới. Ở giả hành mới, chồi non nhất ở gần ngọn là chồi đầu tiên phát triển thành vòi hoa, những chồi già phía dưới phát triển sau. Nói cách khác sự phát triển của các chồi thành hoa là từ ngọn đến gốc, và thường có từ 1-3-4 chồi phát triển thành vòi hoa cùng lúc. Các chồi khác có thể ở giả hành cũ trước đó, vẫn ó thể nằm chờ rồi phát triển thành vòi hoa về sau.

Và như vậy với Dendro phalenopsis thì có thể thúc cho ra hoa bất kỳ thời điểm nào trong năm và không chờ giả hành mới phát triển. Ngược lại Den. Nobile pahri chờ cho giả hành mới trưởng thành đã. Chính vì vậy nhóm Dendro phalenopsis là chủ lực của hoa cắt cành.

Theo dạng hoa thì ta có hai nhóm chính:

Nhóm kiểu hoa kín, tròn như hồ điệp và nhóm kiểu xoắn vặn và nhọn như sừng dê. Nhóm Dendro phalenopsis thường mang một chùm hoa đôi khi nhiều hơn, ở mỗi đỉnh giả hành thấp và màu sắc chủ lực của nhóm này là tím, hoặc đặc biệt có màu trắng tuyền.

Sự lại giữa hai nhóm đã tạo ra những cây lan cao trung bình, nhưng hoa đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, từ đó hình thành nên công nghiệp hoa cắt cành ở Dendro. Những cây lai nổi tiếng một thời mà chúng ta đã trồng như Den. Pompadour và Den.Superbiens được tạo ra ở Paris năm 1934 nhưng đã trở thành lan cắt cành mạnh mẽ ở Thái lan. Riêng cây Den.Caesar cây khỏe mạnh, rất siêng ra hoa…

Hầu hết Dendro đều phát riển mạnh ở nơi có nhiều ánh sáng. Thừa sáng có thể gây ra vàng lá, chsy lá, các giả hành có thể trở nên trơ trụi trông xấu nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn ra hoa. Trái lại, thiếu sáng cây sẽ èo uột, đứng không vững , ít ra hoa, số lượng hoa trên cành cũng ít đi. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 50-70%.

Các loài lá rụng cần tưới nước nhiều nước gấp 3 lần các loài khác lúc tăng trưởng. Khi lá bắt đầu vàng thì bớt tưới nước và ngưng hẳn, để cây vào chỗ mát để chúng nghỉ ngơi, rụng hết lá trước khi ra hoa. Ngay khi thấy nụ hoa xuất hiện thì tưới nước đều đặn trở lại và chuyển dần ra nơi sáng thích hợp. Sự khô hạn này là bắt buộc đối với các loài rụng lá này, nếu tưới nước, bón phân quanh năm thì ít hoa hoặc không hoa.

Các loài không rụng lá không có mùa nghỉ rõ rệt, có thể là sau khi hoa tàn. Với các cây lai thì không có thời gian nghỉ hoặc có rất ngắn, khi đó một số lá vàng và có thể rụng đi, rễ ngừng phát triển. Thường chồi mới phát triển cùng lúc với cây lấy lại sự tăng trưởng.

Các loài Dendro nguyên thủy nhất là các loài thân thòng thường phù hợp với lối trồng trên cây, trên khúc gỗ, trên miếng dớn, miếng xơ dừa. Trái lại, các loài lai thích hợp trồng trong chậu cũng như trên khúc gỗ xơ dừa miếng hay bành vỏ dừa.

Sau khi trồng để cây vào nơi mát, tưới sương cho đến khi rễ non ló ra bây giờ chuyển dần ra nơi phù hợp. Tưới phân 1-2 lần/tuần.

  • Tìm hiểu và trồng V.Vanda cùng những cây tương cận:

Vandal do W.Jones đặt tên vào năm 1795.  Có nguồn gốc từ chữ Phạn là Vệ-Đà. Giống này gồm khoảng 60-70 loài nguyên thủy, mọc ở Đông Nam châu Á, Trung Quốc, Hymalaya…cho đến Bắc Úc Châu. Giống này ở nhiều độ cao khác nhau cho nên điều kiện trồng khác nhau. Các loài ở đồng bằng thích khí hậu nóng trong khi các loài ở núi cao chỉ ưa nhiệt độ lạnh.

Vanda là loại đơn thân. Thân hình trụ dài với các lóng khá dài, không có giả hành. Lá hình trụ tròn hay dẹp phẳng. Lá dẹp phẳng ở tận cùng thường có hai thùy không bằng nhau và có răng nhọn không đều. Phát hoa đứng thẳng và không phân nhánh. Hoa khá lớn và khá bền.

Thường người ta chia ra 2 nhóm dựa vào đặc điểm của nó:

  • Nhóm có lá hình trụ tròn thường là cây leo bò, lá tròn ngắn thưa trên thân cũng hình trụ tròn. Đòi hỏi ánh sáng nhiều nên phải trồng nơi ánh sáng hoàn toàn, không che chắn, thuận tiện cho vùng nóng…
  • Nhóm có lá dẹp, phẳng, thường là cây phụ sinh trên gỗ, bám trên cành cây cao, lá trải ra, xếp khít nhau che kín thân, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên có thể trồng ở các xứ khác và phải làm giàn che.
  • Trồng Vanda lá hình trụ:

+ Trồng trong chậu: chậu hơi cao, đường kính 20-25cm, có nhiều lỗ thoát, có cọc ty tơ to ở giữa chậu, chao khảong 70-100 cm. Cọc này có thể là một trụ gỗ, khúc gỗ hay ống sành có đục lỗ hiện có bán trên thị trường. Có thể bó xơ dừa vào cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ, dài khoảng 60-90cm, cách đáy chậu 5-10cm, rồi cho than, gạch lớn vào chậu. Mỗi chậu trồng chung 3-4 ngọn. Nên kê các chậu sát vào nhau. Nhóm này thường không được tốt khi trồng trong chậu, nên được khuyến khích trồng theo luống.

+ Trồng theo luống: Trồng theo kiểu luống hoặc hoặc không dùng nẹp che mà chỉ đóng cột trụ ở  giữa luống, rồi buộc các ngọn lan vào nhau (như kiểu trồng tiêu). Mỗi cọc 5-7 ngọn cách nhau cỡ 4 cm. gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm, cho vào một phần tro trấu, 3 phần vỏ đậu, cho một lớp xơ dừa xung quang trụ để giữ ẩm và cung cấp dưỡng chất cho Lan nhưng không được úng nước. Khi trồng xong thì che khoảng 50% ánh sáng. Nên nhớ Vanda hình trụ thiếu nắng thì cao lòng nhòng, nhưng ít hoặc không có hoa.

  • Trồng Vanda lá dẹp:

Trồng Vanda lá dẹp ở trong chai mang ra thì cũng giống như cách trồng cây con như đã trình bày. Ở đây chỉ đề cập đến cách trồng khi cây đã lớn, chuyển sang chậu lớn mà thôi.

Có hai cách:

+ Lồng chậu con vào chậu lớn, chỉnh cho ngọn lệch khỏi trung tâm của đầu dây treo để về sau khi cây lớn lên không đụng phải dây leo. Có thể thêm than hay không là theo điều kiện môi trường của vườn.

+ Gỡ cây Lan ra khỏi chậu cũ rồi trồng sang chậu mới. Để tránh cho rễ khỏi bị đứt phải ngâm chậu cây trong nước khoảng 5-10 phút, sau đó gỡ ra cho vào chậu mới. Nếu trồng theo kiểu này thì không nên để gốc Lan chôn quá sâu trong chậu, cây sẽ chậm lớn. Nên trồng cách đáy chậu khoảng 5 cm, dùng than lớn lót đáy chậu và đỡ cho cây đứng thẳng hoặc dùng dây để buộc cho ngọn cây đứng thẳng.

Cả hai phương pháp đều có ưu và khuyến điểm. Phương pháp thứ nhất thì cây tiếp tục phát triển ngay vì không bị đứt rễ, nhưng khi cây lớn thì chậu con ở trong quá ẩm, là nơi tụ tập cho vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vì vậy, trước khi cho vào chậu mới người ta phải lấy hết chất trồng ở trong chậu cũ ra. Theo cách thứ hai thì cây chậm phát triển 1 thời gian vì bị đứt rễ nhưng khi cây lớn thì không bị quá ẩm ở gốc.

Thường với Lan lá dẹp  người  ta trồng vào chậu gỗ thì đẹp hơn là trồng vào chậu đất. Nhưng chậu đất hay chậu gỗ thì sự phát triển của cây Lan không khác nhau. Kích thước của chậu cốt sao cho có thẩm mỹ, cân đối với hình dạng của cây Lan sau này.

Cần ánh sáng cỡ 50-60% và độ ẩm cao. Thiếu nước thì cây dễ bị tuột lá gốc. Nước dùng để tưới phải sạch, mỗi tuần tưới phân 2 lần. Có thể dùng phân 20-20-20 hoặc 15-30-15 hay 10-30-30 thay đổi tình trạng phát triển của cây mà tưới. Nên giới hạn tưới phân chuồng.

Đến thời kỳ chuẩn bị ra hoa nên đem Lan treo ở giàn có ánh sáng khoảng 50-70%.

  • Trồng Vanda lai 3 giống trở lên:

Lan lai 3 giống trở lên thì tên của chugns có vần đuôi là ara, dù Lan đa thân hay đơn thân. Lan lai 3 giống có hình dáng, kích thước của thân và lá rất thay đổi, kết cấu phát hoa cũng khác nhau, màu sắc, hương thơm vủa hoa cũng biến thiên.

Chúng ta đã từng trồng Kagawara (Vanda x Renanthera x Acocentrum) và hơn 10 năm nay chúng ta đã trồng nhiều Mokara (Vanda x Renanthera x Acocentrum x Arachnis)… Hầu hết chúng được trồng để trang trí sân vườn hay để cắt cành.

Trồng giữa trời nhưng trồng Vanda lá hình trụ vẫn được, nhưng không tốt lắm, nên có giàn che cho có độ nắng cỡ 70% như trồng Dendrobium hay thoáng hơn một chút. Độ nắng nhiều hay ít tùy theo chúng có máu Arachnis, Renanthera hay có máu Phalaenpsis. Trồng thành sẽ phát triển tốt, cũng có thể trồng vào chậu rộng miệng cỡ 20 cm và cho than vào chậu. Sau đó cho chậu lên giá đặt sát nhau, hoặc có thể để chậu ngay sát mặt đất nên lót gạch cao khoảng 10 cm rồi đặt chậu lên đó.

Nếu trồng để cắt cành thì che lưới thưa cho lượng sáng cao hơn một chút (lá hơi ngả vàng). Nếu trồng để nhân giống thì cần ánh sáng ít hơn nên che lưới dày hơn, cỡ 50-60% (lá xanh đậm).

  • Tìm hiểu và trồng Cattleya (Cát Lan hay Cát Lê Lan):

Cattleya được Dr.John Lindley đặt tên vào năm 1824 để tặng cho Ô.William Cattleya, nhà trồng

cây nổi tiếng và là nhà sưu tầm Lan tài tử nước Anh.

Giống Cattleya có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi cao độ 600-800m. Gồm 60 loài nguyên thủy và vô số loài lai trong vùng giống hay với các giống khác. Chúng được gọi là hoàng hậu của Lan vì vẻ đẹp huy hoàng và muôn dạng tuyệt đẹp vùng hương thơm của chúng. Chúng được trồng rộng rãi và phổ biến ở khắp mọi nơi, cho nên khi nói đến Lan có thể nói ngay tới Cattleya.

Cattleya là loài phụ sinh có giả hành cao trung bình, tròn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu hẹp lại. Các giả hành hơi khít nhau, lúc non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khô trở nên màu trắng bạc. Ở mỗi đỉnh của giả hành có 1-2 lá khá to, dày, dai, bền, không có bẹ lá. Phía trong lá, ngay đỉnh của giả hành khi có hoa thì có một cái mo mà người ta gọi là lưỡi mèo bao bọc nụ hoa bên trong. Phát hoa mang 1-10 hoa to, hoa màu tím, màu vàng, trắng và thơngf có hương thơm. Mỗi hoa có 3 là đài hầu như bằng nhau và 2 cánh hao bên luôn luôn to hơn lá đài, có khi rất to. Môi to, 3 thùy với thùy bên rộng lớn có mép cong về phía trên che kín trụ. Trụ khá cao, hơi cong, đàu trụ lạ nhụy đực có nắp bao che. Bao phấn 2 buồng, 4 phấn khối xếp từng cặp, phấn khối hình dĩa màu vàng, mỗi cái có 1 vỉ phấn cong nhỏ…

Vì ở ngọn của mỗi giả hành của cân Lan cattleya chỉ mang một chồi duy nhất để có thể phát triển thành hoa, cho nên khi giả hành ấy đã cho ra hoa rồi thì không thể cho hoa lần nữa. Và ở Cattleya hoa chỉ có trên giả hành mới, hiếm khi ra hoa trên giả hành già. Việc ra hoa ở Cattleya có hai trường hợp: một là sự thành lập chồi hoa diễn ra đồng thời hay trươc khi giả hành mới trưởng thành. Sự tăng trưởng của một giả hành mới tiếp tục diễn ra trong suốt thời kỳ chồi hoa khởi phát và như vậy chồi hoa đã bắt đầu trước khi giả hành mới hoàn toàn trưởng thành. Nghĩa là khi giả hành trưởng thành thì chồi hoa đã phát triển trọn vẹn, chiếm một nửa hay tất cả phần bên trong của lưỡi mèo, thậm chí có thể ló ra khỏi lưỡi mèo khi lá của giả hành mới này phát triển chưa đầy đủ. Như vậy ở nhóm Catlleya ngày muốn kích thích ra hoa thì phải tác động từ rất sớm trước khi chồi non phát triển tạo lập giả hành mới. Hai là giả hành mới đã trưởng thành trước khi chồi hoa khởi đầu thành lập. Và như vậy lưỡi mèo có thể trở nên khô đi trước khi có hoa. Việc giả hành hoàn tất sự tăng trưởng không kết thúc hoạt động của phân sinh mô ở ngọn. Phân sinh mô này tiếp tục tạo ra chồi hoa nằm trong lưỡi mèo, chờ đợi điều kiện thuận lợi thì mọc dài ra, chui ra khỏi lưỡi mèo và nở hoa. Như vậy ở nhóm này có thể kích thích ra hoa trễ hơn, lúc giả hành mới đang tạo lập.

Khi các nụ hoa đã có thể nhận rõ bên trong lưỡi mèo thì việc làmtrì hoãn sự nở hoa là rất khó khăn, nhưng lại dễ dàng cho nó nở nhanh bằng cách tăng cường độ sáng, nhiệt độ, độ ẩm và cả dưỡng chất.

Cần lưu ý rằng kích thích cho cây Lan ra hoa thì phải tác động vào thời kỳ tượng hoa, xả ra trước đó, chứ không phải lúc sự tạo hoa đã hoàn tất. Việc tạo lập hoa ở Catlleya chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ và độ dài ngày của môi trường. Ngày ngắn và nhiệt độ thấp thuận lợi cho sự ra hoa ở Cattleya.

Người ta thường chia Cattleya làm 2 nhóm:

  • Nhóm 1 lá: chỉ có một lá trên mỗi giả hành, thường ang 2-6 hoa lớn, môi sặc sỡ.
  • Nhóm 2 lá: thường mang 2 lá trên mỗi giả hành, có hoa nhỏ hơn nhưng nhiều hoa (hoa chùm), môi nhỏ hơn và dày hơn.

Tuy nhiên cách trồng cũng tương tự như nhau.

Thường trồng Cattleya vào chậu đất nung chín với chất trồng là than, gạch, dớn, và thường trồng treo chứ không để theo băng hay sạp như Dendrobium.

Ở vùng lạnh như Đà Lạt thì chất trồng chính là dớn và rêu (còn gọi là dớn trắng). Hiện nay người ta thay gạch bằng các miếng xốp hoặc dùng than là chính ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể thêm dớn sợi, xơ dừa, sợi thủy tinh  (gòn cách nhiệt ở trong tủ lạnh).

Phải làm thoáng đáy chậu bằng cách đặt các cục than to hoặc dùng que tre hay gỗ gác chép ở đáy. Bên trên là chất trồng nhỏ hơn. Nếu dùng xơ dừa hay dớn thì không nên trộn chung vào than mà chỉ sử dụng ở trên mặt để dễ thay khi chúng thối mục.

Cây được tách chiết sang chậu vào lúc chồi mới phát triển đến khi có rễ ló ra ở gốc. Nếu cây có vài hướng phát triển thì có thể tách chúng ra 2 hay nhiều đơn vị để trồng. Mỗi hướng là một đơn vị. Mỗi đơn vị phải có ít nhất 1 giả hành già, thường 2-3 giả hành già với một chồi mới thì cây khỏe mạnh hơn hoặc sang chậu mới lớn hơn mà không tách chiết để có một bụi lớn khi trổ hoa sum suê rât đẹp. Trong trường hợp này sau khi thay chậu, cây phục hồi thì dùng dao hay kéo xắn cứ hai tép một nên và để yên như vậy cho cây phát triển thành nhiều chồi cùng một lúc trên mộ chậu nên khi có hoa sẽ cùng nở rộ một lượt rất xum xuê. Cattleya chỉ cho hoa ở trên các giả hành mới mà thôi, các giả hành cũ dù có xanh tốt vẫn không có hoa. Nhưng không cắt bỏ các giả hành già này, ngoại trừ khi chúng bị bệnh khô, chết.

Khi sang chậu mới hay tách chiết phải cắt bỏ rễ già, chết còn các rễ khỏe tốt phải giữ gìn cẩn thận, nhất là ở đầu rễ ở các chồi mới, đừng đụng chạm vào nó. Buộc vào cọc li ti cho thật vững, sát mép chậu, hướng phát triển vào giữa và phần căn hành phải phơi bày ra trên mặt chất trồng, không được chôn trong mặt chất trồng đó. Lớp mặt trên của chất chồng cũng phải nén chặt sao cho nó đừng lay động làm tổn thơng đến sự phát triển của rễ.

Nhiệt độ tốt cho phần lớn Cattleya là 18-30 độ C vào ban ngày và 16-20 độ C vào ban đêm. Nhiều vùng nóng hơn 30 độ C nhưng cây Lan vẫn sống tốt nếu có độ ẩm tốt làm dịu không khí, làm giảm sự thoát hơi nước giữ cho cây lan được mát.

Đa số Cattleya chống chọi được với mọi điều kiện, miễn sao rễ thoáng, chất trồng không hư mục. Chúng chịu được khô ráo nhưng không phải là không cần ẩm. Ẩm độ thích hợp là 50-80%. Lúc cây phát triển cần tưới nước nhiều hơn so với lúc cây nghỉ. Sự nghỉ ở Cattleya rất khó quan sát. Ở thành phố chúng ta Cattleya hầu như phát triển liên tục, một chồi mới có thể đã bắt đầu tăng trưởng trước khi chồi cũ trưởng thành.

Nói chung những cây Lan có hoa vào đầu mùa mưa thường có kỳ nghỉ vào đầu mùa khô kéo dài 6-8 tuần. (thường ở nhóm 2 lá), lúc đó các giả hành đã phát triển đầy đủ, không có chồi mới, không có rễ mới hoạt động. Lúc bấy giờ giảm tưới nước hoặc không cần tưới. Trái lại các cây Cattleya ra hoa vào mùa khô không có sự nghỉ này.

Cattleya cần nhiều ánh sáng, ánh sáng phù hợp là khoảng 60-70% trở lên. Nếu Cattleya khó ra hoa thì tăng cường độ sáng lên và tăng phân có nhiều phosphor. Phân thường dùng cho Cattleya có nồng độ thấp hơn dùng cho Dendrobium và Vanda một ít.

TÌM HIỂU VÀ TRỒNG PHALAENOPSIS BL. LAN HỒ ĐIỆP.

Phalaenopsis do blume đặt tên, có nguồn gốc chữ Hy Lạp: phalaina là con bướm, opsis là giống như. Có nghĩa là hoa của chúng giống như con bướm, vì vậy được gọi là Hồ Điệp.

Phalaenopsis có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Úc Châu. Mọc ở cao độ 200-400 mét, khí hậu ẩm, nhiệt độ từ 20-35Oc.

Cây đơn thân nhưng rất ngắn, có ít lá mọc khít nhau nên không thấy lông. lá tương đối dày, mập, thường rộng ở phần trên, hẹp dần bên dưới. Phát hoa ở nách lá, thóng hay đứng, có thể phân nhánh. Hoa nhỏ hay khá to, mỗi hoa bền gần 2 tháng, đầu cành hoa vẫn có thể tiếp tục ra hoa theo từng đợt kế tiếp nhau, vì vậy cả cành hoa nở liên tiếp hơn nửa năm. Lá dài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa hơi lớn hơn, nhưng đáng chú ý là môi. Môi gắn vào thân cùa trụ và không có cựa ở đáy, 3 thùy với phụ bộ hay cục u ở đáy thùy giữa hay thùy bên. Một trong những bộ phận ấy là 2 sợi râu của môi hay hai phiến nhỏ dựng đứng ở thùy môi. Trụ tương đối dài và nhỏ; hai phấn khối tròn hay hình trứng, vi phấn khá dài, rộng ở trên, hẹp ở dưới; gót dẹp. Nhiều loài thường cho cây con trên cọng phát hoa. Nhiều loài có vân màu trên lá.

Hồ điệp là cây ưa bóng mát, chỉ cần khoảng 30-40oC ánh nắng… cây không có sự nghỉ rõ rệt, cần thường xuyên theo dõi để giảm tưới nước. Thường sự nghỉ này thường xảy ra sau khi hoa tàn. Cây không có giả hành nhưng lá rộng nên dễ mất nước vì vậy cần tưới nhiều nước nhưng phải thoáng để tránh bị thối. Vì vậy chậu trồng phải có nhiều ỗ và thường để hơi nghiêng cho nước tưới đừng đọng ở ngọn cây, nách lá làm thối Lan.

Vì lá rộng và mọng nước nên rất dễ bị các giọt nước làm chấn thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây thối nên cần tưới nước hết sức nhẹ hạt, và tốt hơn nên che một lớp lưới caro hoặc màng phủ nylon trong ở dưới giàn che để tránh tác hại của các giọt nước mưa.

Nước tưới phải sạch và nên hạn chế tưới phân chuồng vì dễ sinh bệnh, thường xuyên nên tưới nước rễ cây thuốc cá (Derris Elliptica) để ngừa sâu rầy phá hoại.

Có thể chia ra thành các nhóm:

  • Nhóm màu trắng: Hoa màu trắng với môi có thể có những dấu mờ hay điểm nhỏ.
  • Nhóm nửa trắng: Cánh hoa và lá đài trắng truyền như nhóm 1 nhưng môi có màu vàng, cam , đỏ hay tím,…
  • Nhóm màu hồng: Hoa có màu sắc thay vàng đến vàng kim loại.
  • Nhóm có sọc: Hoa có màu vàng trắng, tím hay vàng có sọc mờ hay đậm, từ màu hường đến tím hay nâu. Các sọc có thể toàn hoa hay chỉ ở rìa hoa.
  • Nhóm có chấm tím: Các chấm tím xuất hiện rất thay đổi.
  • Nhóm có màu mới: Đây là nhóm được lai từ các loài bố mẹ hơn là những giống lai đã được tuyển chọn.

Phalaenopsis cũng đã được sử dụng để lai với các giống khác như Vanda, Ascocentrum, Renanthera, Trichoglottis. Đặc biệt với Dorittis để tạo ra Doritaenopsis dù hoa nhỏ nhưng lại có nhiều hoa, Cành phân nhánh, màu sắc thiên về đỏ, hoa nhỏ lại. Dáng cây và cách trồng Doritaenopsis cũng giống như Phalaenopsis.

Cần lưu ý là khi cắt cành hoa thì nên chừa lại 3-4 mắt của cọng hoa để nó có thể sinh ra cành hoa mới.

Cây con trên cọng phát hoa khi có rễ tốt thì nên cắt ra để trồng.

 

TÌM HIỂU VÀ TRỒNG ONCIDIUM SW. VŨ NỮ.

Giống này do Olof Swartz đặt tên vào năm 1800, do từ Hy Lạp: ogkos có nghĩa là u bướu vì đáy của cánh môi có những cục u

Giống này có khoảng 400 – 600 loài của Châu Mỹ nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Giả hành thường dẹp, ở tận cùng có 1 – 2 lá dẹ hay hình trụ, nhiều loài có cánh hoa hơi nhỏ nhưng cánh môi rất lớn, thường màu vàng với ít nhiều vệt nâu. Hoa tập trung thành chùm đơn hay phân nhánh, có thể rất dài.

Giống này đòi hỏi độ ẩm cao, nhất là thời kỳ tăng trưởng vì vậy nếu chất trồng là than thì cục than phải nhỏ hơn so với các cục than trồng Dendrobium, nguoeif ta thường trồng với xơ dừa và than vụn thành từng băng. Cần nhiều ánh sáng để có hoa tốt. (khoảng 50 – 60% ánh sáng).

Tách – chiết

Ở Cattleya, Dendrobium và những giống tương tự: ở gốc của mỗi giả hành thường có ít nhất một mắt ngủ nên có thể tách mỗi giả hành thành một đơn vị để trồng. Nhưng để cây phát triển khỏe hơn thì tách mỗi đơn vị có ít ra là 2 giả hành.

Dùng dao bén đã khủ trùng qua ngọn lửa để cắt đứt phần căn hành giữa các giả hành, bôi nhựa kín vào vết cắt (thường dùng keo BM hoặc vôi). Có thể tách khỏi chậu để trồng ngay, nhưng tốt nhất nên để yên vị trí trong chậu cho đến khi mắt ngủ phát triển thành cồi cao, rễ bắt đầu ló ra ở gốc của chồi ấy thì mới tách các đơn vị ra khỏi chậu để trồng.

Trước khi tách ra khỏi chậu phải tưới ướt cả chậu với thật nhiều nước để cho rễ mềm ra, rễ tróc rời khỏi chậu rồi nhổ cả đơn vị ra, rửa sạch để loại bỏ các chất trồng cũ đã hư mục bám vào cây Lan. Cắt bỏ rễ quá già, rễ hư thối những rễ còn tốt nhưng quá dài cũng cắt ngắn bớt đi chỉ chừa lại khoảng 5cm. Đừng đụng chạm vào đầu rễ non vừa mới lú ra ở gốc mới. Đem trồng vào chậu mới.

Phương pháp tách bụi thường tiến hành lúc thay chậu khi chất trồng đã hư mục. Thường côngviệc này bắt đầu vào lúc cây bắt đầu tăng trưởng phát triển sau thời kỳ nghỉ, nghĩa là thường băt đầu tách bụi vào cuối mùa khô, đàu mùa mưa, lúc mà các mắt ngủ đã bắt đầu phù to ra ở gốc giả hành, rễ non bắt đầu ló ra.

 

Chiết Cành:

  • Ở Dendrobium thường tạo ra cây con trên giả hành (Keiki) một cách tự nhiên. Khi các cây con này khá mạnh, có rễ tốt, có thể tách ra khỏi giã hành để trồng.
  • Ở Phalaenopsis đôi khi tạo ra cây con trên cọng phát hoa, đến khi có rễ thì tách ra để trồng. Phương cách này có thể đạt được bằng cách dung hóa chất kích thích, nhưng đơn giản hơn cả là làm tang độ ẩm lên bằng cách trùm cọng phát hoa già trong túi nylon có chứa rêu ẩm.
  • Ở những cây Vanda, Phalaenopsis… khỏe mạnh hoặc bị tổn thương ở đỉnh ngọn thì chúng sẽ sinh ra cây con từ chồi bên ở gần gốc. Khi các chồi này có rễ tốt thì có thể tách ra để trồng.
  • Trong trường hợp Arachnis, Renanthera, Vanda … (Lan đơn thân), khi chúng quá cao lớn có thể cắt phần ngọn dài khoảng 30-50 cm, có ít nhất 2-3 tầng rễ để trồng. Phần gốc bên dưới nếu không còn lá nữa cũng có thề ra chối bên, từ đó có thể tách ra để trồng như trên.
  • Với Dendrobium người ta cũng có thể áp dụng cách nhân giống bằng cách cắt từng đốt, mỗi đố có ít ra là một mắt, ở đó có sinh mô của chồi bên sẽ phát triển ra chồi, và khi có rễ thì đem trồng.

Điều này có thể đạt được dễ dàng khi độ ẩm cao và xử lý kích thích tố phù hợp. Việc chiết cành như trên có thể thực hiện trong bất kỳ thời gian nào, nhưng thường nhất vẫn là vào đầu thời kỳ phát triển, thường là cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

Tác hại do sâu rầy:

  • Nhện đỏ: hay rệp đỏ là côn trùng hút nhựa rất nhỏ, không dài hơn 1/2mm. Nhìn bằng mắt thường thì chúng xuất hiện như những chấm đỏ di dộng được hay có dạng như chấm tàn nhang. Nhìn dưới kính lúp thì như dạng con rệp, có 8 chân, thường có màu vàng, lúc nhỏ rồi chuyển thành đỏ khi trưởng thành.

Chúng thường xuất hiện vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Thường ẩn núp ở mặt dưới của lá già thành từng đám. Chỗ nào có chúng thì nơi đó đó xuất hiện những chấm trắng nhỏ, sau đó sẽ nối lại với nhau biến thành màu đen. Rồi việc héo tàn sẽ xảy ra.

Ở Vanda nhện đỏ thường núp trong các mắt nhỏ của thân, hút nhựa làm cho mắt đó có màu đen rồi cây chết.

Ở Dendrobium, Cattleya chúng tạo thành các chấm trắng ở mặt dưới lá, rồi biến thành màu nâu.

Ở Phalaenopsis rệp đỏ chui rúc trong bẹ lá, nằm kín từ gốc lá làm cho lá héo và rụng.

Ở Oncidium khi có rệp đỏ thì tế bào ở chỗ tập trung của rệp sẽ biến thành khoanh màu vàng rồi chuyển sang màu nâu như hiện tượng xảy ra do virut ở đốm vàng nên rất dễ nhầm lẫn.

Rệp đỏ sinh sôi nảy nở rất nhanh nên khi phát hiện chúng thì phải diệt trừ ngay, nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Ở các vườn Dendrobium, cần chú ý vào giai đoạn ra hoa vì rệp đỏ, sẽ bám sau cuống hoa hoặc làm thành các chấm màu đỏ thẫm hoạc màu nâu làm cho hoa mất giá mặc dù cành dài, hoa to.

  • Biện pháp chữa trị: Đây là bệnh khó kiểm soát, phải dung thuốc thường xuyên để diệt cả con già lẫn trứng. thường dung luôn phiên các loại thuốc để tránh lờn thuốc: Mitac, Rufast hoặc dung Kelthane…
  • Rệp Bông hay rệp sáp: (mealy bugs)

Rệp sáp hay rệp bông cũng là loại côn trùng quan trọng và phổ biến, Cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp màu trắng như bông, bóng như sáp với những chỉ trắng quanh mình. Nhiều loại có hình dáng đẹp như long con rùa. Đẻ trứng và chứa trứng ở sau vái túi ở sau đít. Thường thải ra loại phấn chứa nước ngọt để nhử kiến đến tha trứng đi rải rác khắp nơi. Trong phân của rệp bông cũng có chứa thứ nước ngọt này, là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sooty mould). Nấm này không làm hại cây lan trực tiếp, nhưng chỗ nào trên lá có nấm này mọc thì nới đó không nhận được ánh sang để quang hợp.

Khi rệp bông hút nhựa ở cây Lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây Lan ngừng phát triển, chung quanh chỗ đó lá sẽ có màu vàng. Nếu chỗ nào có nhiều rệp bột thì chỗ đó lá sẽ khô héo.

Phát hiện rệp bông rất dễ, chúng thường trốn dưới lá, gốc cây chồi non, dưới lá bắc cũng như trong các vảy bao, ở rễ làm rễ ngưng phát triển, khô và chết.

  • Ngăn ngừa và chữa trị: Dùng Supracide phối hợp với chất bám dính để tưới thì rệp bột mới chết vì xung quanh thân của chúng có lớp mỡ bao bọc vững chắc làm cho thuốc tưới vào cứ chảy tuột đi. Có thể dung bàn chải đánh rang để chà sát rồi nhúng toàn bộ cây trong thuốc pha loãng. Lặp lại việc chữa trị sau 1 tuần lễ để diệt những con mới nở.
  • Bọ trĩ (Thrips):

Bọ trĩ hay bù lách cũng là loại côn trùng châm hút nhỏ, chừng 1-2 mm, thân dài. Con nhỏ không có cánh, có màu vàng nâu hay nâu nhạt hoặc màu đen, có hai sọc nhỏ dọc thân… Con già có cánh hẹp mà dài.

Vì chúng di chuyển nhanh nên phải chú ý mới thấ con nhỏ mới sinh ở trên cây Lan. Chúng thường châm hút ở ngọn lá, chồi non, nụ hoa, khi có nắng thì chúng chui núp trong các bẹ lá hoặc trong các lớp lá non ở ngọn. Vết thương có màu trắng bạc dần dần chuyển sang màu nâu làm cho chồi non, nụ hoa ấy không phát triển nữa, cánh hoa uốn quanh. Thường gây ra nhiều thiệt hại cho Lan lúc đang ra hoa.

Ở lá thường có dấu bầm khác nhau. Ở Dendrobium hiện thượng mà ta thấy đầu tiên có chấm màu xanh nhạt hoặc có chỗ lẫn màu hơi vàng, làm cho ta nhầm lẫn đó là màu đốm trắng của bệnh do virus. Vì vậy, chúng ta có thể nói bọ trĩ là côn trùng quan trọng nhất ở hoa Lan. Chúng phát triển nhiều vào mùa khô.

  • Chữa trị: Khi thấy bọ trĩ xuất hiện phải chữa trị 1 tuần 1 lần bằng thuốc Trebon 10EC hoặc Regent rất hiệu quả.
  • Rệp vẫy: gồm hai loại:

+ Loại thứ nhất không ó vỏ cứng bao bọc nhưng có vỏ mỏng như sáp bọc quanh thân. Chúng thường thải ra chất nước ngọt làm mồi cho kiến đến ăn rồi tha trứng đi khắp nơi như trường hợp của rệp bột. Kích thước của côn trùng loại này cỡ 8mm, thân hơi tròn phía dưới. CHúng nằm sát dưới mặt lá nhìn tựa như vỏ ốc, có màu nâu.

+ Loại thứ 2 có vỏ cứng bao bọc quanh thân, có nhiều loài: có loài tròn, có loài như quả trứng gà, có loài như vỏ ốc màu trắng, màu tro hay màu nâu. Thân dài khoảng 3mm, con đực lại còn nhỏ hơn, thường rất hiếm thấy. Những con nhỏ vừa ra khỏi trứng thì có chân di chuyển được ngay, sau khi thay vỏ thì chân mất đi không di chuyển được nữa.

Cả hai loại khi châm hút cây đều thải ra chất độc làm hại cây. Chúng ở khắp mọi nơi: trên lá, dưới lá, căn hành, thân cây, bẹ lá …

  • Ngăn ngừa, chữa trị: Dùng Malathion, trebon, pha 1 muỗng canh với 4 lit nước, chà sát phần bị bệnh với bàn chải đánh rang mềm rồi nhúng cả cây vào thuốc và xịt mỗi tuần 1 lần trong 3 tuần liên tiếp. Nên dung thuốc đặc trị Supracide tưới 3-4 tuần 1 lần để ngăn ngừa.
  • Bệnh do vi khuẩn và nấm:

+ Bệnh do vi khuẩn: Bệnh thối mềm (Soft Rot)

Là bệnh rất quen thuộc đối với những người trồng Lan. Thường xảy ra ở nhiều giống Lan như: Cattleya, Phalaenopsis, Oncidium …

+ Hiện tượng: Từ một chấm nhỏ bắt đầu từ một vết bầm trên lá non do giọt nước mưa quá mạnh gây ra, rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tý là đã thấy dính tay. Không phát hiện kịp thời sẽ thối hết cả chồi.

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Thường gặp ở vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ. Phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường các vi khuẩn này làm hại cây do các vết thương hoặc do sâu bọ cắn mà ra, hoặc do khi tưới nước chúng theo các giọt nước bắn sang cây khác mà lây lan. Trong mùa mưa, không chăm sóc kỹ sẽ thường xuyên xảy ra bẹnh này, có thể chết cả cây sau 2 – 3 ngày.

+ Ngăn ngừa và chữa trị: Cắt bỏ phần bị thối rồi đem ngâm cây vào nước có chứa thuốc Kansai 20wp pha một muỗng cà phê hòa tan trong 5 lít nước. Ngâm trong 1-2 giờ. Ngưng tưới nước 1 -2 ngày. Trong trường hợp bị bẹnh nặng ta nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm trong nước có thuốc trên, sau đó trồng sang chậu mới. Độ chừng 1 tuần sau ta lại phun thuốc thay vì ngâm cây. Giá đặt chậu lan bị bệnh cũng phải xử lý trước khi trồng lại.

  • Bệnh thối nâu (Brown rot)

Bệnh thường gặp nhất ở Lan hài (Paphiopedilum) ít gặp hơn ở Cattleya, Phalaenopsis.

+ Triệu trứng: hiện tượng khi mới phát sinh có khác nhau đôi chút vì do những loài vi khuẩn khác nhau gây ra.

Ở Lan Hài, hiện tượng đầu tiên là xuất hiện những đốm màu nâu đỏ rồi sau đó lan ra và thối rất nhanh, kế đến hiện tượng diễn ra như ở bệnh thối mềm. Thường cây bị bệnh này chết rất nhanh.

Ở Cattleya, Phalaenopsis có khác hơn ở Lan Hài, đó là những chấm có màu xanh đậm, tròn lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi đó sẽ bị biến thành nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu chúng lan ra cả cây rất nhanh. Ở Phalaenopsis bẹnh truyền nhanh. Ở Cattleya dấu hiệu thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn.

+ Nguyên nhân: Ở Lan hài do vi khuần Erwinia cypripedii gây ra, còn ở Phalaenopsis và Cattleya lại do vi khuẩn Pseudomonas cattleya gây ra do khi tưới hoặc hạt mưa quá mạnh làm bầm từng chấm, sau đó bệnh phát sinh.

+ Điều trị: dung các laoi5 khacng1 sinh như: Agrimycin (là streptomycin dạng bột dung cho nông nghiệp) … trị bệnh này rất tốt. Có thể dung 1g Streptomycin và 2 viên Tetracylin 500 hòa với 1,5 lít nước để trị bệnh này.

  • Bệnh do nấm. Bệnh thối đen (Black rot):

Các nhà trồng lan rất sợ bệnh này. Cũng như các bệnh thối do vi nấm gây ra: thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Sự thiệt hại do bệnh này gây rất lớn vì làm chết cây. Những cây con trong chậu chung cũng thường chết vì bệnh này rất nhiều và nhanh chóng.

+ Hiện tượng: bệnh thường xuất hiện ở gốc và rễ cây lan rồi lan lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non, thối thành màu nâu, khi cầm vào thì rời ra khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước.

Hiện tượng thấy rõ nhất ở Dendrobium, bệnh này có thể chấm dứt ở một chồi hay lây sang cây khác.

Ở Cattleya bệnh thường phát sinh ở rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân cây. Cây sẽ không thối hay rời ra như Dendrobium, nhưng chúng sẽ khô, chết ngay trên chậu và cũng thường lan nhanh từ cây này sang cây khác. Nên ta phải theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa chữa trị.

Ở Dendrobium, Vanda hay Mokara đã lai tạo, cây còn nhỏ dễ bị thối đọt hoặc thối ngay ở chính giữa thân cây rồi ăn sâu xuống thân cây, làm cho cây không phát triển nữa. Nếu chúng ta ngăn ngừa và đề phòng bệnh trước lúc bệnh mới phát hiện thì bệnh này sẽ ngưng không phát triển nữa, cây lại đâm chồi mới.

Có khi ta cũng bắt gặp bệnh này trên lá già bị chấn thương có màu nâu làm thối lá. Bệnh này trên lá già có hiện tượng như bệnh thối nâu (Brown rot) làm ta có thể nhầm lẫn nếu không kiểm tra lại bằng kính hiển vi. Nhưng dù sao cách phòng và trị cả hai bệnh này như nhau.

  • Nguyên nhân: Việc phân hòa tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm ảnh hưởng đến cây như bầm ngọn, sẽ làm bệnh xâm nhập. trong màu mưa nếu tưới phân với lượng N cao cũng làm cho cây yếu đi, tính đề kháng bệnh kém cũng là nguyên nhân gây ra bệnh
  • Đề phòng và chữa trị

Ở cây con dễ bị bệnh hơn. Nên tách cây bị bệnh ra để riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào thuốc diệt nấm.

Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối. Nếu thối ở đọt thì rút bỏ phần đọt non bị thối ra rồi phun thuốc diệt nấm vào.

Thuốc diệt nấm đặc trị là Aliette 80WP hoặc Rovral tưới theo nồng độ và chỉ dẫn của nhà sản xuất.

  • Bệnh đốm vòng (Anthracnose)

Bệnh này thường gặp ở Cattleya, Occidium, Vanda và Dendrobium…

+ Hiện tượng: lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan dần rộng ra thành nhiều vòng đồng tâm. Có nhiều dạng tùy loài Lan: có loại ở vòng ngoài có màu vàng, có loại ở vòng ngoài có màu nâu đậm hơn ở trong. Sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ cũng tùy loại Lan và tùy theo môi trường mà nấm phát triển. Nếu bị mưa dồn dập thì lá sẽ thối ngay.

+ Nguyên nhân: do nấm Collettrichum sp gây ra.

+ Ngừa trị: Bệnh thường phát vào mùa mưa nên phải đề phòng trước. Bệnh này thường rất dễ điều trị: thường cắt bỏ lá màu vàng rồi phun thuốc diệt nấm Benomyl hoặc Vicarben 50HP, 2 tuần/ lần. Trong mùa mưa cần phun 1 tuần / lần.

  • Bệnh khô cháy lá (Leaf blight):

Bệnh thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng và thường hai bệnh này phát sinh cùng lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Bệnh thường gặp ở Cattleya, Oncidium, Ascosentrum…

+ Hiện tượng: Lúc đầu lá bắt đầu khô, biến thành nâu nhạt, thường khởi đầu từ 1 chấm đen nào đó trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.

+ Nguyên nhân: Do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử bay theo gió.

+ Phòng trị: Phun các loại thuốc diệt nấm như Bennomyl, Carbendazi. Việc phun này có thể ngăn ngừa bệnh đốm vòng và các bệnh khác nữa.

  • Bệnh đốm nâu:

Thường phát sinh trong giống Vanda lá dẹp và ít nguy hiểm hơn các bệnh khác.

+ Hiện tượng: Trên lá xuất hiện các đốm màu tím hoa cà lẫn màu nâu. Mo64i chấm chỉ khoảng 1-3 mm. Ở chính giữa chấm nổi u lên, cứng, lấy tay sờ vào ta thấy cộm. Thường chấm này có màu tro khi khô rồi lan nhanh khắp lá.

+ Nguyên nhân: Do nấm Phylostictina gây ra.

+ Chữa trị: Nếu mới chớm bệnh phun thuốc diệt nấm Topsin N75WP, Benomyl, Carbendazim.

  • Bệnh đốm vàng:

Dendrobium thường gặp bệnh này, nhất là trong mùa mưa. Tuy bệnh không nguy hiểm vì mặc dù bệnh cây vẫn cho hoa, nhưng nên phòng ngừa để năng xuất cao hơn, hoa đẹp hơn.

+ Hiện tượng: Thường ở lá già hơn lá non. Lúc bắt đầu phát sinh ta sẽ thấy xuất hiện các chấm màu vàng ở trên và mặt dưới của lá. Chấm này sẽ lan rộng ra: nếu gặp độ ẩm ao, mưa nhiều, các bào tử sẽ bám dưới lá làm cho chúng có màu nâu hay đen. Có khi làm rụng lá trước thời hạn.

Bệnh này thường gặp ở các cây có lá màu xanh thẫm, ở các chồi già, lá già. Vườn Lan nào có màu xanh thẫm khác thường thì vườn Lan đó đã tưới phân hóa học quá axit, hoặc chất trồng quá axit vì như vậy cây sẽ không hấp thụ Phosphor, kali được, mặc dù ta vẫn tưới phân rất đều. Khi cây thiếu P thì lượng P2O5 ở lá già sẽ chuyển đến cho lá non, đọt non nên các lá già thiếu P2O5 trước. Do đó các lá già đề kháng bệnh kém hơn các lá non.

+ Nguyên nhân: bệnh này do loài nấm Cercospora sp, có bào tử màu nâu đen bám ở dưới mặt lá.

Bệnh thường phát sinh và phát triển vào mùa mưa ở những vườn Lan có độ ẩm cao và những vườn Lan có hiện tượng thiếu lân.

+ Phòng trị: bệnh phát sinh do thiếu chất dinh dưỡng như lân ở những vườn Lan quá acid vì thế chỉ ohun thuốc diệt nấm không thôi thì không mang lại hiệu quả tuyệt đối. Ta phải kết hợp việc phun thuốc với việc điều chỉnh phân. Thường phân ở dạng acid nhẹ sẽ giúp hòa tan các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Chúng ta có thể điều chỉnh độ pH của phân đã sử dụng bằng cách tưới mỗi tháng 1-2 lần thật nhiều nước để rửa acid hoặc dung thuốc dạng kiềm để tưới 2-3 thnag1 1 lần. Nếu chúng ta chăm bón chu đáo thì sẽ hạn chế được bệnh này.

  • Bệnh héo rễ (Wilt):

Bệnh héo rễ là bệnh thông thường, ai cũng nhận biết được nhưng cũng không kém phần quan trọng. Có thể nói rằng trừ Địa Lan là không bị bệnh này nên nó là trở ngại lớn cho những người trồng Phong Lan.

+ Hiện tượng: Rễ khô dần. ở cây còn nhỏ thì gặp bệnh này khi đem ra khỏi chai và trồng ở chậu chung: lá úa vàng từ lá dưới lên rồi chết cả cây. Đối với cây đã phát triển thì không chết nhưng rễ khô và mục làm cho cây chậm phát triển. Nếu rễ khô thì cây sẽ yếu nhiều

+ Nguyên nhân: do nấm Sclerotium rolfsii. Những hạt Sclerotium có thể tồn tại trong môi trường không phù hợp rất lâu. ở những vườn lan có độ ẩm cao, các chệu treo sát nhau, khi bị bệnh này mà tưới phun quá mạnh làm cho bệnh dễ lây lan.

+ Chữa trị: Khi bệnh xuất hiện mkhông chữa trị ngay sẽ làm hư hết cả vườn. Dùng thuốc để trị như Topsin, Benomyl, Carbendazim

  • Bệnh do vi khuẩn (virus)

Bệnh virus ở Lan cũng như bệnh virus ở những cây khác: lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm, hoặc vòng tròn không đều hoặc lá trắng nhợt. Hoa có màu vàng không đều xen lẫn những vệt màu trắng. Hoa nhỏ, cành ngắn, cây cằn cỗi, không phát triển được. Nếu gặp các hiện tượng nêu trên thì ta phải lưu ý ví rất có thể chúng là do virus gây ra.

Bệnh virus của Lan thường gặp ở rất nhiều gống Lan. Hiện tượng của bệnh có thể khác nhau đôi chút vì do virus khác nhau gây ra, hoặc có khi do cùng 1 loại virus gây ra nhưng giống Lan khác nhau thì hiện tượng của bệnh cũng khác nhau. ở Cattleya, trong một cây có thể có nhiều loại virus. Virus gây ra bệnh sooc5 trắng ở hoa là Tabacco mosais virus thường gặp trên hoa Cattleya. Ở Dendrobium có bệnh xoắn đọt do virus Cymbidium mosaie, thường gặp ở những cây do tách chiết quá nhiều.

Thường bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết. bệnh dễ ohat1 triển theo vết thương của dao kéo ta dung. Bệnh cũng lây lan bằng các côn trùng châm hút, dụng cụ như chậu, dao, kéo … Ngay cả tay của ta.

Không có các chữa trị ngoài việc đốt bỏ những cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ bằng lửa. Kiểm soát côn trùng. Rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với cây bệnh và sau khi hút thuốc.

Hiệu quả của việc sử dụng thuốc để ngừa trị bệnh của lan tùy thuộc 5 điều cơ bản gọi là 5 đúng:

Đúng bệnh – đúng thuốc – đúng liều lượng – đúng phương pháp – đúng thời điểm.

Cũng cần ghi nhờ mọi loại thuốc diệt trừ sinh vật, dù là vi sinh vật, cũng đều có hại ít nhiều đến con người. Cho nên luôn luôn cẩn thận với mọi loại thuốc trị bệnh cho cây trồng. Để an toàn trong sử dụng cần đọc kỹ nhãn hiệu ghi trên bao bì. Sử dụng công cụ và mặc quần áo bảo hộ lao động khi dung thuốc. Giữ mặt xa thuốc khi mở bình đựng thuốc lỏng – pha thuốc nơi thông thoáng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc – không hút thuốc, ăn uống khi đang sử dụng thuốc. tắm rửa với xà phòng ngay sau khi phun thuốc. Cất giữ thuốc và dụng cụ thật cẩn thận, tránh xa trẻ con.

Trong việc phòng trị bệnh cho Lan không phải là luôn luôn phải sử dụng thuốc mà phải quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường cho tốt, sử dụng phân tưới hợp lý để tang tính đề kháng bệnh của cây Lan. Đây là vấn đề phải được coi trọng hơn, nhất là khi trồng đại trà, theo lối công nghiệp.

 

 

 

 

 

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405