Lan nhất điểm hồng - Dendrobium draconis

Cách trồng lan nhất điểm hồng (PHH, TH)

Tên khoa học: Dendrobium draconis

Mô tả lan nhất điểm hồng

Lan nhất điểm hồng có giả hành mọc thành cụm, cao 20-60 cm, lớp vỏ lụa bao bọc có lớp lông màu đen. Lá có hình trứng giống mũi mác, dài 3-5 cm, không rụng lá. Vòi hoa phát xuất từ đốt trên của thân, mang theo 2-5 hoa, màu kem bóng, to 6 cm. Viền môi gợn sóng với những miếng bớt màu cam sáng ở họng, Cựa mọc ở phần chân của hoa dài 2,5 cm.

Ở Việt Nam : Lan nhất điểm hồng mọc ở miền Trung từ Quảng Nam – Đà Nẵng, Nha Trang lên Tây Nguyên, Đắc Lắc, Đà Lạt (Lâm Đồng),

Lan nhất điểm hồng là loại khó trồng do xuất xứ từ những vùng cao, khi mang về vùng thấp hơn, cây thường có xu hướng nhỏ dần, hay bị thối gốc, thối đọt non nên khi trồng chú ý tránh nước mưa trực tiếp.

Cây lan nhất điểm hồng ưa khí hậu lạnh, mát, ưa khô, thoáng.

Tưới nước đủ ẩm khi cây non mới ra, đến khi được khoảng 4-5 lá thì giảm tưới nước.

Lan nhất điểm hồng rất nhạy cảm với phân bón, nên ít sử dụng phân có hàm lượng nitơ cao và mỗi lần bón phân cho lan nên cách xa 7-10 ngày, Lan nhất điểm hồng ưa những loại phân có nguồn gốc hữu cơ (phân cá, rong biển…)

Giá thể cho lan nên chọn là gỗ lũa (đã bóc hết vỏ), chậu gỗ không giá thể, thoáng đáy. Nếu trồng trên lũa thì nên đặt gốc cây nằm giữa thân gỗ để nghiêng sao cho khi tưới nước ít đọng lại ở phần gốc lan nhất.

Lan nhất điểm hồng là loại lan biểu sinh, trong những khu rừng có khí hậu ấm, trên độ cao 200-1.300 m, ở Myanmar, Thái-lan, Lào, Cambodia, Việt Nam.

Tài liệu : kenhantan.com ( của Bác Phạm Tiến Khoa )