DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

KY THUAT SANG CHAU KIEM

BÀI 73: KỸ THUẬT SANG CHẬU KIẾM

Chưa bao giờ phong trào sưu tầm và chơi lan Kiếm lại mạnh mẽ và sôi động như hai năm gần đây.
Nhà nhà sưu tầm Kiếm, vườn vườn trồng lan Kiếm.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tạo được một tác phẩm lan kiếm đẳng cấp, nghệ thuật, thẩm mĩ và đúng đặc tính sinh học của cây lan Kiếm.
Sau nhiều năm trồng, chăm sóc và thăm quan hàng trăm giàn lan trên cả nước, cá nhân tôi cũng đã làm khá thành công, nay xin chia sẻ đến các bạn cách tôi thay chậu lan Kiếm đạt tiêu chuẩn đẹp, khỏe và sạch.
1. Chậu Kiếm ban đầu có thể có nhiều giả hành già, lá vàng, rễ mọc ngược xỉa lên trời, bản lá nhỏ, lá dài, chậu cũ và dơ bẩn, giá thể đầy cỏ dại và chất trồng hết dinh dưỡng…
Dùng kéo dài và nhọn tỉa hết rễ mọc ngược.
Dùng nhíp nhổ hết cỏ khỏi chậu.
Lật ngược chậu và xối nước để rửa trôi hết phân cũ, mùn bùn bết phía trên bề mặt chậu.
Dùng dao mỏng tách bỏ giả hành già hoặc cắt bỏ lá vàng và xấu.
2. Cắt chậu hoặc dùng búa gõ vào thành chậu để rút khóm lan ra khỏi chậu nếu là chậu nhựa.
Nếu là chậu đất hoặc sành hoặc xi măng thì có thể đập chậu bằng búa nhỏ 1 cách nhẹ nhàng để ít gây tổn thương đến rễ nhất có thể.
3. Chậu mới và giá thể:
Chậu nhựa ít lỗ hoặc chậu sành, chậu sứ hoặc chậu đất đều được. Lưu ý nên chọn chậu có lỗ ở đáy, không nên có lỗ ở xung quanh.
– Giá thể là dớn vụn NewZiTa hoặc dớn cù lần xay NewZiTa hoặc vỏ thông vụn (NewZiTa 1 kích cỡ càng bé càng tốt) hoặc xơ dừa băm khúc bé bằng ngón tay hoặc hỗn hợp trộn của nhiều loại giá thể với nhau ví dụ như NewZita Ki.
Rửa thật sạch giá thể với nhiều nước sạch, không cần phải ngâm với vôi cũng được nếu giá thể không có kiến, cuốn chiếu và các loại côn trùng khác. Dĩ nhiên nếu cẩn thận, bạn có thể ngâm nước vôi loãng nửa tiếng rồi rửa thật sạch hoặc luộc sôi giá thể vài phút.
4. Trồng vào chậu:
– Lót 1 ít xốp (mút) hoặc vỏ thông cỡ lớn (Newzita 3) dưới đáy chậu, sau đó là lớp giá thể vụn, sau đó rải lên một lớp phân hữu cơ tan chậm.
– Tôi thường dùng Viên Nén Dinh Dưỡng Ben01 của Hùng Nguyễn hoặc Phân dơi Cao Cấp Ben 03. Các bạn có thể dùng phân Trùn Quế, phân Dynamic hoặc Phân Hữu Cơ Vi Sinh Kiên Trần…
– Rải thêm 1 lớp dớn vụn mỏng hoặc xơ dừa xay mỏng.
– Đặt cố định cả bụi Kiếm đứng thẳng lên bề mặt giá thể.
– Rải xơ dừa hoặc vỏ thông vụn xung quanh bầu rễ của bụi Kiếm. Thêm 1 lớp Ben01 và 1 chút phân tan chậm thông minh Hàn Quốc 20.10.10 rồi phủ giá thể lên. Giống như trong hình.
– Mang ra giàn, để chỗ ẩm mát 10-15 ngày để cây ra rễ mới và hạn chế mất nước gây nhăn lá.
5. Tưới và bón phân:
– Tưới 1 lần vào buổi sáng sớm. Mỗi ngày tưới 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần.
– Đảm bảo mỗi lần tưới đều thật đẫm, nước chảy xuống đi qua lỗ thoát đáy chậu liên tục 5-10 phút nếu là tưới tự động.
– Phun phân kích rễ + Kích mầm và trung vi lượng đều đặn hàng tuần.
Các loại phân kích rễ có thể luân phiên là Chế Phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1, B1, Super thrive, Terasob4, N3M, Siêu Lân…
Kích mầm có thể là Acid humic 322 hoặc Chế Phẩm Hùng Nguyễn, Atonik.
Trung vi lương là Cambi Nhật, 1 tháng chỉ phun 1 lần loại này là đủ.
Thực ra nếu ít thời gian, bạn không cần phun phân cũng được. Ví dụ như cá nhân tôi, hơn 1 năm nay tôi không có thời gian phun phân và thuốc, lan vẫn phát triển tốt.
1 tháng phun phòng bọ trĩ, nhện đỏ và bả ốc sên 1 lần. Thuốc có thể là Pesieu + Movento. 3 tháng phun Fendona 1 lần để phòng diệt sâu, gián, mối, kiến, bọ cánh cứng…
Sau khi lá lan cứng cáp và rễ bám giá thể, bạn hãy treo lên giàn hoặc để lên đôn, ăn nắng dưới 1 lớp lưới che nắng.
2 – 3 tháng sau bạn có thể rải thêm phân tan chậm thông minh của Hàn Quốc 20-10-10 (hoặc phân chì Nhật 13-11-11 hoặc phân thông minh Hàn Quốc 15-15-15) và Viên Nén Dinh Dưỡng Ben01.
– Lan Kiếm chỉ cần thoáng, đủ nắng, đủ nước sẽ tự ra hoa, không cần kích, không cần cắt nước.
Lan Kiếm Lá Cứng là một giống lan rất đẹp, ngoài chơi hoa, chúng ta còn chơi được cả giả hành (củ), lá, cần hoa và chậu, đôn. Rất đáng để sưu tầm trong vườn nhà.
Mặt hoa lan Kiếm cũng vô cùng đa dạng và phong phú.
Trưng bày chậu lan Kiếm trước cổng giàn lan rất hợp phong thủy.
Kính chúc các bạn sưu tầm được nhiều hoa đẹp.
Bài đăng báo VIỆT NAM HƯƠNG SẮC tháng 4 năm 2021.
Có rất nhiều cách để có một chậu kiếm đẹp. Trên đây là cách riêng tôi đúc kết được, các bạn chỉ nên tham khảo và nên biến tấu để phù hợp với cách chơi, tiểu khí hậu và điều kiện của từng người.
Mùa này (mùa lạnh, khô) nên thay chậu và tách âm thay vì trồng lại từ cây trụi rễ. Dĩ nhiên, kỹ thuật trồng lại cũng áp dụng giống như khi sang chậu.
Nếu thấy hữu ích, xin hãy CHIA SẺ.
Hình ảnh là miễn phí, bạn cứ lấy thoải mái không cần xin ý kiến tôi.
▪︎Video clip Thay Chậu Kiếm bản lá 8cm.
▪︎Video kỹ thuật trồng kiếm có bản lá to.
▪︎ Video Bí quyết nghề lan – Sang chậu Kiếm.

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405