DÂN CHƠI LAN

- Trang Web chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa lan và giới thiệu chế phẩm đặc biệt: HÙNG NGUYỄN - ĐÀ LẠT

KỸ THUẬT TRỒNG LAN CÓ GIẢ HÀNH TỪ KEIKI – Bài 51

KỸ THUẬT TRỒNG LAN CÓ GIẢ HÀNH TỪ KEIKI – Bài 51

Thời gian gần đây, rất nhiều bạn nhắn tin hỏi tôi cách xử trí những keiki đã ươm được vài tháng tới 1 năm, keiki đã mọc dài, bộ rễ đã khỏe mạnh, vậy thì nên làm như thế nào là tốt nhất?

Năm 2016 và 2017 tôi đã viết 2 bài về cách ươm keiki nên tôi không nhắc lại nữa, bài này tôi sẽ tập trung vào việc trồng và chăm sóc lan từ keiki sao cho hiệu quả nhất.

Như trong hình thì có 2 cách để tạo keiki trên các giống lan có giả hành: 1 là cắt từng đốt 1 mắt hoặc 1 đoạn vài đốt rồi tạo keiki, 2 là ươm keiki ngay trên giả hành còn trên giò lan (tức là hoàn toàn không cắt giả hành ươm keiki ra khỏi bụi lan mà để keiki mọc trực tiếp luôn).

Tùy vào mục đích tạo tác phẩm sau này mà bạn có thể để bộ rễ lan phát triển như thế nào.

1. Nếu bạn muốn ghép keiki lên bảng dớn, trụ dớn, gỗ hoặc lũa thì tốt nhất bộ rễ dài 2-4cm là cắt ra hoặc nhổ ra ghép ngay lên, như thế rễ sẽ tiếp tục phát triển dài ra và đâm vào giá thể hoặc bám vào giá thể. Bạn nhớ hướng mắt ngủ tại gốc của keiki ra ngoài và nếu được nên ép thêm 1 chút rêu rừng hoặc dớn trắng Chile làm tã cũng tốt.

  

2. Nếu bạn muốn trồng keiki vào chậu thì có thể để bộ rễ lan dài 5-10cm thậm chí 15cm vẫn được. Đối với rễ dài như vậy bạn nên nhẹ nhàng cho vào chậu, sau đó cho dớn cù lần xay hoặc dớn sợi vụn hoặc vỏ thông đã qua xử lý vào chậu (cách xử lý giống bài 50 nhé! Link: https://hungnguyendalat.com/nnh-b050/)

Tôi đã thực nghiệm trên lan tại vườn với nhiều giống như Kiều các loại, Giả hạc, Trầm, Dendro, Vôi, Long Tu… thì thấy rằng tốc độ sinh trưởng và phát triển của lan trồng với dớn cù lần vụn trong chậu gấp 1,5 – 3 lần so với ghép trên bảng dớn hoặc trên gỗ và lũa.

Ví dụ năm ngoái tôi có 2 lô Giả Hạc ĐakLei và Ma Nới – Ninh Thuận, tôi trồng được hơn 100 chậu và gần chục bảng dớn. Tất cả giống đều là từ keiki năm nhất đã dài 3-8cm. Sau 8 tháng thì lô tại chậu dài trung bình 40-80cm, còn bảng dớn và gỗ vú sữa chỉ 20-40cm. Chế độ phân và nước như nhau nhé! Mời các bạn tới vườn ngắm, tôi sẽ phân tích cụ thể và tỉ mỉ hơn lý do vì sao cho bạn nghe.

Khi trồng trong chậu, bạn chỉ nên lấp dớn vừa tới cổ rễ sát giả hành, nếu lấp gốc thì khả năng thối mắt ngủ là rất cao. Nhẹ tay 1 chút, nhét từng chút dớn một vào kẽ của bộ rễ lan, tránh làm gãy rễ lan nhé các bạn.

Lưu ý vết cắt khi tách keiki ra khỏi giò lan cũ, nên dùng dao dọc giấy hoặc dao lam, sau đó để vết cắt chỗ khô ráo 1 buổi cho nhựa khô lại rồi trồng, nếu bạn cẩn thận hơn nữa thì có thể dùng keo liền sẹo hoặc sơn dầu bôi vào vết cắt để hạn chế nấm khuẩn xâm nhập gây thối.

Chế độ phân thuốc và chăm sóc y như bài 50 các bạn nhé! https://hungnguyendalat.com/nnh-b050/

Như trong hình, các bạn sẽ thấy cây Kim điệp tôi ươm keiki trực tiếp trên giò lan, sở dĩ bộ rễ sum suê khủng khiếp vậy hoàn toàn là nhờ phun chế phẩm Hùng Nguyễn hàng tháng. Đợt nào rảnh lắm thì mới được tuần 1 lần, còn trung bình nửa tháng tôi mới phun được 1 lần. Nếu bạn pha chung Chế Phẩm Hùng Nguyễn với Nano Đồng và NPK Te và phun tuần 1 lần thì cây còn lên mạnh mẽ hơn nữa.

Chỉ hơn chục hình thôi, tôi đã chọn lọc rất kỹ, bạn chịu khó soi hình nhé, phóng to lên quan sát sẽ chuẩn hơn.

Để chứng minh thực tiễn tôi đã làm và kỹ thuật ươm keiki, bạn đọc lại bài 46 này: https://hungnguyendalat.com/nnh-b046/

Hiện tại là thời điểm thích hợp nhất để vào vụ trồng lan và tách chiết lan. Bắt tay triển khai ngay thôi các bạn.

Xin hãy CHIA SẺ bài viết trên trang cá nhân của bạn để lan tỏa kiến thức tới cộng đồng, nối dài đam mê cho bạn bè người thân và sau này tiện lợi việc tìm kiếm bài viết. Cảm ơn các bạn.

Sắp tới các bạn muốn tôi viết về đề tài gì? Xin hãy gợi ý cho tôi!

Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng.

CƠ SỞ SẢN XUẤT THÁI SƠN | P.Trung Mỹ Tây, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh

1) Nick facebook: Tô Quốc Cường (0977.781.549 | Dĩ An, Bình Dương | quoccuongbinhduong@gmail.com)

2) Nick facebook: Ben Nguyen (090.337.4405 | Quận 2, TP. Hồ Chí Minh | bennguyendalat@gmail.com)

0977.781.549
0903.374.405