Hoa lan Dipodium
Tông: Cymbidieae
Tông phụ: Cyrtopodiinae
Phân bố: Trên 20 loài từ đông nam Á tới quần đảo Thái bình dương và Australia.
Là địa lan hoặc là loài bò leo, đôi khi là loài địa lan hoại sinh. Cây leo với thân có nhiều lá, rễ có ở các đốt. Vòi hoa mọc từ nách lá, có nhiều hoặc ít hoa tùy theo loài. Các lá đài và cánh hoa phẳng, tương tự như nhau, không theo quy ước.
Môi hoa dày, không có cựa, phân làm ba thùy, mô sần và thùy giữa có lông.
Khối phấn 2.
CÁCH TRỒNG
Loài hoại sinh là không trồng được. Loài leo bám có thể trồng bằng chậu với chất trồng thô, thoát nước tốt, cần phải có cọc để chúng bám và leo lên. Nhiệt độ trung bình, ánh sáng mạnh là thích hợp, tưới nước quanh năm, song khi nhiệt độ xuống thấp thì giảm mức độ tưới.
Lan Dipodium ensifolium
Là loài địa lan với thân có nhiều lá và cao tới 1 m, ban đầu thì đứng thẳng sau đó thì chúng bò lan ra. Lá dài 20 cm, rộng 1,5 cm, lá thẳng, có khe rãnh và có nếp gấp. Vòi hoa thẳng đứng, dài 55 cm, có 2-20 hoa, hoa to 3-4 cm, màu hồng hoặc mồng tím hoa cà, có những đốm màu đỏ tía đậm.
Địa lan, trong rừng thưa và rừng cây vùng đất thấp, trên độ cao chừng 800 m, ở Australia.
Lan Dipodium pictum
Loài bò lan với những cái thân nhiều lá, dài 1-10 m, rễ mọc ở các đốt. Lá mọc thành 2 hàng, lá thẳng đến hình đai (strap), dài 55 cm, rộng 4 cm.
Cọng hoa đứng thẳng, dài 30-60 cm, có thể có nhiều hoa, hoa to 3-4 cm, màu trắng kem với những miếng bớt màu đỏ đậm ở mặt ngoài nhưng cũng in vào mặt trong. Môi có nhiều sọc đỏ và chùm lông ở thùy giữa.
Lan bò leo trên thân cây trong rừng vùng thấp, có nhiều mưa, ở Malesia tới Philippines và Australia.
Loài tương tự: Dipodium scandens (Blume) j. j. Smithm, ở cùng vùng và đôi khi người ta coi chúng là cùng một loài.
Nguồn tài liệu từ Sách hoa lan ( của Bác Phạm Tiến Khoa )